EMS Tiếp Tục Gây Thiệt Hại Cho Tôm Nuôi Toàn Cầu

Hai tháng sau khi đưa ra một nghiên cứu về Hội chứng tôm chết sớm (EMS), Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) George Chamberlain cho biết, EMS tiếp tục gây thiệt hại cho tôm nuôi toàn cầu, tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn nhờ những nỗ lực trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đại dịch này.
Trong một bài thuyết trình gần đây cho các thành viên của Ủy ban Tôm thuộc Hiệp hội Thủy sản Mỹ, Chamberlain cập nhật thực trạng EMS tại các khu vực sản xuất chính và thông qua các khuyến nghị cho các phương pháp quản lý để giảm tác động của EMS.
Chamberlain cho biết tại Trung Quốc, tác động của EMS tới các vùng nuôi khác nhau. Đầu năm 2014 , EMS mới xuất hiện ở phía Đông và Tây Nam Quảng Đông và các tỉnh Quảng Tây, tuy nhiên, EMS đang lan rộng tại khu vực sông Châu và Trạm Giang. Các trại nuôi tôm ở miền bắc Trung Quốc đã phải ngừng thả nuôi.
Mặc dù EMS chưa hoàn toàn được kiểm soát nhưng giá tôm cao khiến diện tích nuôi tôm mở rộng ở Việt Nam.
Thái Lan vẫn chịu ảnh hưởng lớn của EMS. Theo ước tính, sản lượng tôm quý I của nước này chỉ đạt 30.000 tấn so với 100.000 tấn các năm trước. Quý II/2014, thả nuôi tôm của Thái Lan có thể sẽ giảm do nhiệt độ thấp và tỷ lệ tôm chết cao.
Tại Malaysia, sản xuất nói chung vẫn giảm mặc dù giảm tổng thể, mặc dù Agrobest đã nỗ lực khắc phục dịch bệnh và các trại nuôi tôm lớn của công ty này đang hoạt động tốt.
EMS xuất hiện đầu tiên ở Nayarit, trung tâm của Sinaloa, Mexico. Một số trại nuôi mới ở phía nam và trên Vịnh Mexico dường như đã thoát khỏi EMS. Sản lượng tôm của nước này dự kiến đạt 55.000 tấn đến 60.000 tấn.
Hiện nay, Ấn Độ vẫn được coi như chưa có dấu hiệu của EMS do các kết quả kiểm tra dịch bệnh tại nước này không nhất quán và chưa chắc chắn.
GAA đang triển khai hệ thống thông tin trực tuyến để thu thập thêm thông tin về EMS tại các nước bị ảnh hưởng cũng như thực hiện những biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Dự án nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi gà áp dụng quy trình an toàn sinh học theo hướng VietGAHP có kiểm soát. Xây dựng mối liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ cung ứng sản phẩm gà đồi Yên Thế cho TP Hà Nội và một số thị trường khác với chất lượng ổn định, giữ vững thương hiệu, thị trường và hài hòa lợi ích của các bên.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Việt Nam có đủ vaccine phòng chủng cúm A H5N6 nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên, đây chỉ là loại vaccine dùng tiêm cho gia cầm.

Đây là mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2014-2016”. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và bà con nông dân, mô hình này hứa hẹn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất. Tuy mới áp dụng không lâu, nhưng mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nhận được sự đồng tình của người dân.

Hiện tại, diện tích trồng đu đủ toàn xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) hơn 10 ha, giống đu đủ lùn cao sản. Trong đó, tập trung trồng nhiều tại thôn Phú Thạnh. So với các loại cây trồng khác thì đu đủ là loại cây dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản.