Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP

Đề tài được thực hiện với các nội dung: Khảo sát và đánh giá điều kiện chăn nuôi gà thịt phương thức chăn nuôi công nghiệp trên chuồng sàn tại địa phương, so với yêu cầu của Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp để ứng dụng Quy trình vào điều kiện chăn nuôi của địa phương.
Xây dựng các tài liệu hướng dẫn phù hợp để áp dụng "Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn" vào điều kiện chăn nuôi tỉnh Tiền Giang.
Xây dựng "Mô hình chăn nuôi gà thịt quy mô 7.000 con/lứa, với phương thức nuôi công nghiệp chuồng sàn áp dụng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn VietGAP". Tổ chức kiểm tra nội bộ và đăng ký chứng nhận VietGAP chăn nuôi gà thịt.
Sau 02 năm thực hiện, đề tài đã áp dụng thành công Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào điều kiện thực tế tỉnh Tiền Giang. Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà thịt quy mô 7.000 con/lứa và đã được Trung tâm Quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản vùng 6 cấp Giấy chứng nhận VietGAP (Mã số chứng nhận: VietGAP-CN-13-02-82-0001), có giá trị đến ngày 23/11/2016.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu của địa phương, giai đoạn 2001-2005, ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển khá, số lượng đàn bò sữa đạt gần 2.800 con (trong đó chăn nuôi tập trung 1 trang trại với quy mô 2.300 con; 19 trại gia đình quy mô từ 16 đến 30 con/trại, đạt gần 500 con).

Nhận thấy hiệu quả và ưu điểm của giống vịt Khakicampell nên người chăn nuôi ở nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi giống, nhưng lại gặp nhiều khó khăn vì giống vịt này hiện đang rất khan hiếm.

Theo Bộ Công thương, ước tính khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12-2013 đạt 396 nghìn tấn, đạt kim ngạch 204 triệu USD, đưa tổng số lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt hơn 6,61 triệu tấn, với trị giá 2,95 tỷ USD.

Gạo được trồng theo phương thức hữu cơ có màu sắc sáng đẹp hơn, hương thơm hơn. Khi cắn hạt gạo, gạo chắc và có vị ngọt hơn. Cơm nấu để qua đêm trong tủ lạnh vẫn thơm dẻo.

Hiện nay, nguồn cá đồng ở địa phương ngày càng được phát triển. Nếu như năm 2011, việc nuôi cá bổi thâm canh chỉ diễn ra nhỏ lẻ, khoảng 30 ha thì năm 2013, diện tích nuôi cá bổi tăng thêm 8 ha. Không chỉ đối với nuôi thâm canh mà hình thức nuôi cá bổi công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng.