Ứng dụng công nghệ CAS cho thanh long?

CAS (Cells Alive System) là công nghệ đông nhanh, hay còn gọi là “đông lạnh tươi”. Đây là công nghệ lạnh đông nhanh, kết hợp với giao động từ trường làm cho nước không đóng băng thành khối, giữ nguyên các hợp chất sống và cấu trúc mô tế bào như ban đầu, hương vị, màu sắc, chất lượng… CAS cho phép bảo quản nông thủy sản tươi sống trong thời gian 1 - 2 năm, thậm chí nhiều năm tùy theo mục tiêu sử dụng sản phẩm.
Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng sau gần 2 năm nghiên cứu và ứng dụng CAS để bảo quản tôm sú, cá ngừ, vải thiều cho thấy: Sản phẩm sau khi đông lạnh cho màu sắc, hương vị và chất lượng đạt 95% so với lúc tươi.
Hiện nay, viện đang ứng dụng công nghệ CAS bảo quản trái cây (thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, dứa, cam,…), các thủy hải sản (tôm hùm, cua, hàu, mực, cá hồi…). Thanh long là trái cây của Bình Thuận và vùng Đông Nam bộ, việc ứng dụng CAS sẽ tạo ra cơ hội bảo quản và tiêu thụ thanh long tốt hơn.
CAS chỉ sử dụng chế độ đông lạnh nhanh và từ trường, không sử dụng bất cứ hóa chất nào, cho nên không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
CAS được công nhận ở 24 quốc gia trên thế giới và hiện có 9 nước (Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam) áp dụng CAS để bảo quản nông sản, thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Năm tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 2,28 tỷ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ. Phần lớn các thị trường xuất khẩu đều sụt giảm mạnh.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, tổng đàn vịt trên địa bàn hiện có gần 2,37 triệu con và ngành thú y tỉnh đã cấp sổ quản lý vịt chạy đồng được 1.194 đàn, với 980.798 con.

Mưa liên tục trong những ngày qua đã làm cho người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL thêm lo lắng. Giá lúa đã xuống thấp nay phải đối mặt với lúa thu hoạch khó do bị đổ ngã, ngập trong nước. Còn khi đã thu hoạch xong nhưng chưa có người mua thì lại vất vả với việc phơi lúa trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Vụ hè thu 2013, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) xuống giống 700 ha hoa màu, trong đó có 400 ha dưa hấu, tập trung ở các xã: Bình Nhì, Đồng Thạnh, Thạnh Nhựt, Vĩnh Hựu… Trà dưa đang vào mùa thu hoạch rộ, chủ yếu là các giống: Hắc Mỹ Nhân, Super Hoàng Châu…

Theo đại diện một số doanh nghiệp, phần lớn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, giá cả bấp bênh.