Ứng dụng công nghệ CAS cho thanh long?

CAS (Cells Alive System) là công nghệ đông nhanh, hay còn gọi là “đông lạnh tươi”. Đây là công nghệ lạnh đông nhanh, kết hợp với giao động từ trường làm cho nước không đóng băng thành khối, giữ nguyên các hợp chất sống và cấu trúc mô tế bào như ban đầu, hương vị, màu sắc, chất lượng… CAS cho phép bảo quản nông thủy sản tươi sống trong thời gian 1 - 2 năm, thậm chí nhiều năm tùy theo mục tiêu sử dụng sản phẩm.
Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng sau gần 2 năm nghiên cứu và ứng dụng CAS để bảo quản tôm sú, cá ngừ, vải thiều cho thấy: Sản phẩm sau khi đông lạnh cho màu sắc, hương vị và chất lượng đạt 95% so với lúc tươi.
Hiện nay, viện đang ứng dụng công nghệ CAS bảo quản trái cây (thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, dứa, cam,…), các thủy hải sản (tôm hùm, cua, hàu, mực, cá hồi…). Thanh long là trái cây của Bình Thuận và vùng Đông Nam bộ, việc ứng dụng CAS sẽ tạo ra cơ hội bảo quản và tiêu thụ thanh long tốt hơn.
CAS chỉ sử dụng chế độ đông lạnh nhanh và từ trường, không sử dụng bất cứ hóa chất nào, cho nên không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
CAS được công nhận ở 24 quốc gia trên thế giới và hiện có 9 nước (Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam) áp dụng CAS để bảo quản nông sản, thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 2-8, tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang tổ chức Hội thi “Nông dân nuôi cá tra giỏi vùng ĐBSCL năm 2013”.

Trong khi người nuôi cá để chế biến xuất khẩu (cá tra) đang ngày một chán nản, lỗ lã liên tục xảy ra trong hơn 2 năm qua, thì nông dân nuôi cá để tiêu thụ nội địa (cá điêu hồng, cá lóc…) đang rất phấn khởi vì lãi to.

Đây là mô hình được đánh giá rất cao tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 13 (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức vừa qua), với chủ đề “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học”, góp phần hạn chế dịch bệnh trên gia súc gia cầm và ảnh hưởng môi trường sinh hoạt cộng đồng dân cư.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có có 441 nghìn con lợn, hơn 2,4 triệu con gia cầm với hơn 80 cơ sở chăn nuôi lợn, khoảng 90 cơ sở chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chí trang trại. Tình hình chăn nuôi tiếp tục có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng hằng năm đạt trên 10%.

Nhiều vườn tiêu trên địa bàn các huyện Tây Hòa, Sông Hinh (Phú Yên) đang vào thời kỳ thu hoạch. Mặc dù sản lượng giảm nhưng giá tiêu đứng ở mức cao nên các hộ trồng tiêu thu được lợi nhuận cao.