Ứng dụng công nghệ CAS cho thanh long?

CAS (Cells Alive System) là công nghệ đông nhanh, hay còn gọi là “đông lạnh tươi”. Đây là công nghệ lạnh đông nhanh, kết hợp với giao động từ trường làm cho nước không đóng băng thành khối, giữ nguyên các hợp chất sống và cấu trúc mô tế bào như ban đầu, hương vị, màu sắc, chất lượng… CAS cho phép bảo quản nông thủy sản tươi sống trong thời gian 1 - 2 năm, thậm chí nhiều năm tùy theo mục tiêu sử dụng sản phẩm.
Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng sau gần 2 năm nghiên cứu và ứng dụng CAS để bảo quản tôm sú, cá ngừ, vải thiều cho thấy: Sản phẩm sau khi đông lạnh cho màu sắc, hương vị và chất lượng đạt 95% so với lúc tươi.
Hiện nay, viện đang ứng dụng công nghệ CAS bảo quản trái cây (thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, dứa, cam,…), các thủy hải sản (tôm hùm, cua, hàu, mực, cá hồi…). Thanh long là trái cây của Bình Thuận và vùng Đông Nam bộ, việc ứng dụng CAS sẽ tạo ra cơ hội bảo quản và tiêu thụ thanh long tốt hơn.
CAS chỉ sử dụng chế độ đông lạnh nhanh và từ trường, không sử dụng bất cứ hóa chất nào, cho nên không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
CAS được công nhận ở 24 quốc gia trên thế giới và hiện có 9 nước (Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam) áp dụng CAS để bảo quản nông sản, thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng hai năm trở lại đây nhiều nông dân Cà Mau ồ ạt đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi cá sấu. Nhưng giấc mơ đổi đời đã thất bại, sau một thời gian nuôi, cá sấu bị chết hàng loạt hoặc tắc đầu ra khiến họ trắng tay.

Chuối là loại cây ăn trái quan trọng bậc nhất đối với Philippines về mặt sản lượng và diện tích. Do có giá trị dinh dưỡng và giá cả rẻ hơn so với xoài và khóm (dứa) nên chuối dễ tiêu thụ.

Mỗi khi mùa mưa bão về, các ngư dân huyện đảo Phú Quý phải “di dời” cá mú lồng bè tránh bão. Để đối phó, ngư dân Dương Thanh Phong – xã Long Hải (Bình Thuận) đã có ý tưởng xây ao chắn quanh bờ biển để nuôi trồng hải sản. Không những tiết kiệm đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình còn giúp ngư dân yên tâm vào mùa mưa bão.

Thanh Long ruột đỏ có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm nay nhưng mới bắt đầu trồng quy mô ở các tỉnh: Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh và một số ít ở TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, vùng Bảy Núi tỉnh An Giang… bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khích lệ. Giống cây ăn trái nầy còn có tên là thanh long Nữ Hoàng, tên khoa học là Hylocereus.

Từ lâu Bình Thuận được biết đến như “thủ phủ” của trái thanh long. Không chỉ diện tích lớn mà chất lượng trái thanh long cũng hơn hẳn các nơi khác. Tuy nhiên vài năm trở lại đây trái thanh long Bình Thuận đang mất dần vị trí “độc tôn”