Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

UN-REDD Việt Nam cho chuyển dịch cơ cấu ngành

UN-REDD Việt Nam cho chuyển dịch cơ cấu ngành
Ngày đăng: 11/11/2015

Là một phần trong sáng kiến của Liên Hợp Quốc về giảm phát khí thải nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng, chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II hứa hẹn đem đến cho Việt Nam những lợi ích từ việc chi trả dựa trên kết quả thực hiện REDD + trong tương lai và thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành.

Theo đó, địa bàn thí điểm phải đáp ứng những yêu cầu được quy định trong quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong khuôn khổ thực hiện chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II.

Địa bàn thí điểm phải được BQL rừng phòng hộ thuộc địa bàn 6 tỉnh thí điểm triển khai Chương trình UN-REDD đang thực hiện khoán hoặc có cam kết khoán quản lý, bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo quy định hiện hành.

UBND cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thuộc địa bàn 6 tỉnh triển khai Chương trình UN-REDD, có phương án hoặc kế hoạch giao diện tích UBND xã đang tạm thời quản lý đến hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn hoặc có các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Được Nhà nước giao quản lý diện tích rừng tự nhiên (rừng phòng hộ và rừng sản xuất); rừng phòng hộ là rừng trồng.

Có sự cam kết ủng hộ của chính quyền địa phương và sự tự nguyện của người dân tham gia thí điểm chia sẻ lợi ích.

Có Kế hoạch REDD+ theo hướng dẫn của chương trình UN-REDD.

Với thời gian triển khai trong vòng 2,5 năm (2016 - 2018), mỗi tỉnh được lựa chọn tối đa 2 đơn vị thí điểm với diện tích rừng tối thiểu là 300 ha và tối đa là 6.000 ha, bao gồm rừng phòng hộ và rừng tự nhiên được Nhà nước giao quản lý, rừng phòng hộ là rừng trồng và đất lâm nghiệp cam kết sẽ trồng rừng phòng hộ.

Đơn vị thí điểm phải đảm bảo đã xây dựng Kế hoạch REDD+ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của BQL Chương trình UN-REDD Trung ương (gọi chung là PMU).

Việc thực hiện Kế hoạch REDD+ phải đảm bảo có sự tham gia của các hộ gia định, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và kết quả thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phải được giám sát, đánh giá theo hệ thống các chỉ số của khung giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch REDD+ do BQL Chương trình UN-REDD cấp tỉnh (PPMU) xây dựng theo hướng dẫn của PMU.

Việc chia sẻ lợi ích được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ, dựa vào kết quả thực hiện ở mỗi đơn vị.


Có thể bạn quan tâm

Thương lái Trung Quốc dạy cách tận diệt giun đất Thương lái Trung Quốc dạy cách tận diệt giun đất

Vụ việc diễn ra ở H.Hướng Hóa (Quảng Trị), với cách mà thương lái Trung Quốc hướng dẫn người dân địa phương bắt giun để bán lại là đổ hóa chất, kích điện...

19/09/2015
Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm

Nhằm thay thế giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm

19/09/2015
7 bài học của Ngã Bảy 7 bài học của Ngã Bảy

Dự kiến trong tháng 9 này, TX Ngã Bảy sẽ là đơn vị "huyện NTM" đầu tiên của tỉnh Hậu Giang.

19/09/2015
Giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững

Những năm qua, cùng với nỗ lực tái cơ cấu SXNN, nông thôn của các ngành, các cấp, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhiều nông dân đã biết phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình để vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.

19/09/2015
Vai trò vốn tín dụng Vai trò vốn tín dụng

Đồng Nai là tỉnh đi đầu về xây dựng NTM trên cả nước. Trong chương trình xây dựng NTM ở nhiều địa phương của tỉnh này, có phần đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng.

19/09/2015