Úc Không Ngưng Cung Cấp Bò Sống Cho Việt Nam

Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.
Trả lời câu hỏi của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua thư điện tử, đại diện Thương vụ Úc cho biết Chính phủ Úc không can thiệp vào việc cung cấp bò cho thị trường Việt Nam, gây gián đoạn nguồn cung.
Hiện nay, các nhà cung cấp bò ở Úc còn đang chuẩn bị đáp ứng sự gia tăng về nhu cầu nhập khẩu bò sống Úc ở thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Nhập khẩu bò sống từ Úc vào Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2013 và hiện tại các nhà xuất khẩu bò ở Úc đang thực hiện các chuyến hàng từ Úc sẽ đến Việt Nam từ tháng 12 đến tháng 1-2014.
Tương tự như thông tin các nhà nhập khẩu, giết mổ và cung ứng thịt bò Úc đã cung cấp thông tin cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online trước đó, theo đại diện thương vụ, mặc dù hoạt động xuất khẩu bò của Úc được tiến hành quanh năm nhưng vào mùa mưa (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), nguồn cung bị ảnh hưởng do mưa và lụt lội. Cũng với lý do này mà giá bò Úc đã tăng lên trong vài tuần trở lại đây.
Mặc dù vậy vẫn có một số lượng bò nhất định được đưa ra thị trường từ những vùng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Nguồn cung bò ra thị trường tăng mạnh vào dịp cao điểm (từ tháng 4 đến tháng 11), khi các trại bò lớn ở Úc hoàn tất vỗ béo và đưa chúng ra thị trường.
Thương vụ Úc cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 9-2013 đã có trên 42.000 con bò được nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam. Dự kiến đến hết năm 2013 sẽ có tổng cộng 60.000 con bò được nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu thịt bò Úc tại thị trường này.
Theo cơ quan này, trong năm 2014 cũng sẽ có khoảng 60.000 con bò được nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam.
Bên cạnh gia súc sống, hàng năm cũng có khoảng 2.000 tấn thịt bò Úc đông lạnh được nước này bán ra thị trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 ngày (22 và 23/4/2015), Quỹ Prudence thuộc Prudential Việt Nam đã trao tặng 50 con bò, “đầu cơ nghiệp” cho 50 hộ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại các vùng sâu, vùng xa của tỉnh Gia Lai.

So với các tỉnh, thành trong cả nước, Bạc Liêu được xếp vào tỉnh giàu tiềm năng về kinh tế biển. Với bờ biển dài 56km, Bạc Liêu đã và đang hình thành những mô hình nuôi trồng, xuất khẩu đột phá đứng nhất, nhì cả nước. Đồng thời nơi đây cũng đang tập trung nhiều dự án động lực để doanh nghiệp, ngư dân thay nhau làm giàu.

Ngày 21-4, Cục Thú y phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo “Tác nhân và một số giải pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPNS và bệnh vi bào tử trùng EHP trong sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm”. Các cơ sở sản xuất tôm giống ở tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, và một số hộ nuôi tôm thương phẩm dự hội thảo.

Thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn hán gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản (NTTS), người dân cần cẩn trọng khi thả nuôi.

Tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến cá tra phục vụ cho xuất khẩu, nhằm tháo gỡ khó khăn trong giải quyết nguồn vốn đầu tư vùng nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Dự án đầu tư chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco sản xuất - chế biến – xuất khẩu do công ty TNHH SXTM DV Thuận An (Tafishco) thực hiện đã mang lại kết quả tích cực.