Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

UBND Tỉnh Long An Yêu Cầu Không Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt

UBND Tỉnh Long An Yêu Cầu Không Nuôi Tôm Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt
Ngày đăng: 01/07/2014

Để đảm bảo phát triển nuôi tôm chân trắng trong thời gian tới đúng theo quy hoạch, hiệu quả và phát triển bền vững, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản không chủ trương nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở ngành và địa phương thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020.

Đối với những địa phương đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt trước đây, người nuôi thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ môi trường, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.

UBND tỉnh yêu cầu theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020 của các địa phương; Phối hợp với các địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân nuôi tôm thực hiện theo quy hoạch. Đồng thời kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về nuôi tôm nước lợ không theo quy hoạch.

Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền ảnh hưởng của việc nuôi tôm chân trắng vùng nước ngọt về những tác hại của việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng và UBND các xã, phường tuyên truyền, vận động để người dân nắm được những ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài của việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý những vi phạm nuôi tôm chân trắng và không cho người dân tự ý thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt. Đối với những địa phương đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt trước đây, yêu cầu người nuôi thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ môi trường, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.

Theo kết quả nghiên cứu của trong, ngoài nước đặc biệt là kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm của Thái Lan khi đưa tôm chân trắng vào nuôi trong nước ngọt từ những năm 1990, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và người dân đều thấy được những tồn tại bất cập khi đưa tôm chân trắng vào nuôi trong vùng nước ngọt.

Năng suất, sản lượng, chất lượng tôm chân trắng thương phẩm nuôi trong nước ngọt kém hơn so với nuôi nước lợ, giá bán thấp hơn, khi nhu cầu xuống thấp, giá không ổn định người nuôi có nguy cơ không tiêu thụ được sản phẩm và thua lỗ,…

Cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm không phù hợp và người dân chưa có kinh nghiệm nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt, chi phí đầu tư trong quá trình nuôi cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh mọi thời điểm và khó kiểm soát dẫn đến rủi ro lớn cho người dân. Các mầm bệnh mới từ tôm chân trắng có thể lây lan cho các đối tượng nuôi truyền thống như tôm càng xanh hay các loài thủy sản khác.

Được biết, trên địa bàn tỉnh Long An, hiện có khoảng 6.000 ha nuôi tôm nước lợ, tập trung chủ yếu tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ. Trong năm 2014, diện tích thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt ước khoảng 200 ha (Cần Đước: 40 ha, Cần Giuộc: 40 ha, Châu Thành: 60 ha, Tân Trụ: 60 ha). Hiện nay, bắt đầu phát triển nuôi TCT tại các huyện Thạnh Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng...


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Gặp Khó Vì Dịch Bệnh Nuôi Tôm Gặp Khó Vì Dịch Bệnh

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là huyện có truyền thống nuôi trồng thủy sản, dù các hộ đã trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết nhưng vẫn lao tâm khổ tứ vì dịch bệnh.

20/09/2014
Lượng Giá Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Bằng Giống Nhân Tạo Tại Xã Thạnh An – Cần Giờ Lượng Giá Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Bằng Giống Nhân Tạo Tại Xã Thạnh An – Cần Giờ

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ trong đó nghề nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm vai trò chủ lực, trong đó con tôm vẫn là đối tượng nuôi chính. Từ năm 2013, để đa dạng hóa các đối tượng nuôi Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã triển khai đầu tư một số mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo và kết quả mang lại rất khả quan.

20/09/2014
Tiếp Tục Đầu Tư, Nâng Cấp Cơ Sở Nuôi Cá Tầm Tại Dak Lak Tiếp Tục Đầu Tư, Nâng Cấp Cơ Sở Nuôi Cá Tầm Tại Dak Lak

Năm 2013, công ty xuất bán cá thương phẩm được trên 14 tấn, đạt doanh thu trên 2,2 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2018, công ty sẽ hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng 174 lồng, với tổng diện tích 74.800 m2 mặt lồng, số lượng cá giống khoảng 600.000 con, đồng thời xây dựng khu chế biến xuất khẩu cá đông lạnh tại xã Nam Ka quy mô 3-4 ha, công suất 200 tấn/năm cho thị trường Nga và EU, với tổng vốn đầu tư gần 297 tỷ đồng.

20/09/2014
"Cái Hoá" Cá Rô Đồng

Mô hình nuôi cá rô đồng thời gian qua đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người nuôi. Nhận biết đặc điểm cá rô đồng cái sinh trưởng và phát triển nhanh hơn cá đực, qua đó, để tạo ra con giống chất lượng, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sản xuất cho bà con, Trung tâm KHKT&SX Giống thuỷ sản Quảng Ninh đã nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất giống cá rô đồng toàn cái bằng phương pháp tạo cá đực đặc biệt.

20/09/2014
Hải Phòng Bảo Tồn Giống Gà Liên Minh Hải Phòng Bảo Tồn Giống Gà Liên Minh

Cách đây ít năm thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng được coi là “đảo của đảo” vì biệt lập với bên ngoài bởi các rặng núi đá cao vút. Chính vị trí địa lý đặc biệt ấy tạo nên một vùng tiểu khí hậu, thổ nhưỡng riêng và giống gà bản địa thuần chủng – mà tên của thôn đã được đặt cho giống gà này: Gà Liên Minh.

20/09/2014