Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ Phú Trồng Rừng Ở Quảng Khê (Đắk Glong - Đắk Nông)

Tỷ Phú Trồng Rừng Ở Quảng Khê (Đắk Glong - Đắk Nông)
Ngày đăng: 24/12/2013

Hiện nay, gia đình anh Thảo đã có 105 ha rừng, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động, vào thời điểm khai thác có tới 40 - 50 người làm.

Anh Nguyễn Đức Thảo, ở thôn 8, xã Quảng Khê, Đắk Glong (Đắk Nông) được ví là “tỷ phú” trồng rừng ở địa phương. Kể về “cái duyên” đến với nghề trồng rừng, anh Thảo phấn khởi cho biết: “Năm 2007, khi đó tôi đã ở vào cái tuổi ngoài 30 nên rất muốn tìm một nghề nào đó để lập nghiệp. Một lần, nghe bạn bè kể về đất đai, rừng rú, mình tò mò và tìm hiểu về nghề trồng rừng rồi phát hiện ra nó thật thú vị.

Thế nhưng, khi bắt tay vào thực tế thật không dễ dàng gì, năm đó, tôi mua đất của dân và thuê nhân công trồng 40 ha cây keo lá tràm. Sau hơn một tháng trồng thì cả chục hécta rừng đã bị mối cắn sạch ngang cây. Tôi lại tìm đến những người bạn trồng rừng ở Đồng Nai, Ninh Thuận để tìm biện pháp khắc phục, xử lý bằng thuốc chống mối. Tôi chọn nghề trồng rừng, bởi vốn đầu tư cũng như công chăm sóc ít, nhưng cũng đem lại nguồn thu nhập cao tới mức mình không nghĩ đến.

Từ khi trồng cho đến khi thu hoạch, mình chỉ đầu tư 5 triệu đồng/ha tiền mua cây giống, thuốc xử lý mối, phân bón và chỉ cần làm cỏ từ vài lần trong năm đầu cho cây có sức, còn những năm sau không cần phải làm nữa. Keo lá tràm cho khối lượng gỗ rất lớn, đạt tầm 220 -250 tấn/ha, đem về từ 150 - 200 triệu đồng tiền lãi. Như vậy, chỉ cần “thả” cây xuống là 1 ha rừng đã đem về cho gia chủ từ 20 - 30 triệu đồng/năm”.

Hiện nay, gia đình anh Thảo đã có 105 ha rừng, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động, vào thời điểm khai thác có tới 40 - 50 người làm. Anh bán nguyên liệu cho Công ty TNHH Long Việt ở Đắk Song và một số công ty ở Đồng Xoài (Bình Phước) để làm giấy, chế biến ván ép…

Với anh Thảo thì rừng thực sự là “vàng”. Tình yêu rừng xanh của chính những người trồng rừng như anh đã biến những vùng đất cằn cỗi, tưởng như bỏ hoang trở thành “mỏ vàng”.

Anh Thảo tâm sự: "Bây giờ, mặc dù phải thường xuyên đi ra ngoài tỉnh để giao dịch, liên kết với đối tác tìm đầu ra cho sản phẩm, nhưng mỗi khi nhớ rừng thì tôi sắp xếp thời gian về ngay. Về nhìn những cánh rừng xanh ngút ngàn, mát mắt và lắng nghe chim muông hót líu lo, thỉnh thoảng thấy những chú thỏ, dê nhởn nhơ gặm cỏ… tôi cảm thấy thật thư thái, ý vị”.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh

09/03/2011
Nuôi Dúi Túi Đầy Tiền Ở Bình Phước Nuôi Dúi Túi Đầy Tiền Ở Bình Phước

Hiện tại, các mô hình nuôi cá, nuôi heo… không còn là cách làm giàu duy nhất mà ngày càng có nhiều nông dân trẻ, chủ trang trại tìm tòi, học hỏi đầu tư chăn nuôi nhiều loại động vật mới lạ, cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi dúi - loại động vật hoang dã, sống trong các vùng đồi núi đã mở ra hướng làm ăn mới cho nhiều nông dân trong tỉnh Bình Phước.

26/05/2012
Tôm Thẻ Chân Trắng Chết Hàng Loạt Tôm Thẻ Chân Trắng Chết Hàng Loạt

Hơn 10 ngày trở lại đây, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn hai huyện Cần Đước, Long An có số lượng tôm thẻ chết hàng loạt khiến hơn 30% diện tích nuôi tôm của hai huyện này tạm thời bị bỏ không, thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng.

10/03/2011
Bà Rịa - Vũng Tàu: Xuất Khẩu Thủy Sản - Chồng Chất Khó Khăn Bà Rịa - Vũng Tàu: Xuất Khẩu Thủy Sản - Chồng Chất Khó Khăn

Chế biến hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Hải Long (TP.Vũng Tàu)

18/06/2012
Đẩy Mạnh Phát Triển Đàn Lợn Nái Móng Cái Ở Bạch Thông (Bắc Kạn) Đẩy Mạnh Phát Triển Đàn Lợn Nái Móng Cái Ở Bạch Thông (Bắc Kạn)

Năm 2011 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn nái Móng Cái tại xã Quân Bình và Cẩm Giàng. Qua đánh giá cho thấy mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực.

21/10/2012