Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ phú nhờ rừng tái sinh

Tỷ phú nhờ rừng tái sinh
Ngày đăng: 14/08/2015

15 năm trước đây anh Trần Văn Hiếu cùng với vợ và 3 con đã  quyết định bỏ nghề làm mực ở xóm chài Tân Long, lên khu rừng chồi Động Chú vừa sản xuất, chăn nuôi vừa tìm cách tái sinh rừng. Nói đến Động Chú  hẳn người dân  xã Tân Bình ai cũng rõ, một động cát mênh mông với rừng chồi, cây bụi.

Giữ rừng

Trò chuyện với anh Trần Văn Hiếu, được nghe anh kể về những ngày đầu lên Động Chú lập nghiệp. Anh tâm sự: “Đất Động Chú này xấu lắm, trồng cây gì cũng lòi còi không lên nổi. Sống với đất một thời gian, tôi phát hiện cây dầu con, cây sến dạng tái sinh ở đây có sức chịu đựng kiên cường lắm. Mùa khô cháy lên, cháy xuống, vậy mà sa mưa là nó bung lá xanh rì. Đã vậy thì quyết giữ lấy nó, 15 năm cha con rong cành, tỉa nhánh, làm cỏ, dọn rừng, giữ lửa, chỗ nào thưa trồng giặm, bây giờ rừng đã phủ kín, cây cao trên 10m”. Gần đây, nhiều người đã hỏi mua lại rừng tái sinh với giá 400 triệu đồng/ha, nhưng anh  đang còn phân vân bán hay không bán? Bán thì trước mắt có khoản tiền lớn, nhưng về lâu dài  ý định nhờ rừng phát triển du lịch, chăn nuôi dưới tán rừng  tạo nguồn lợi lâu dài  sẽ không thực hiện được… 

 Kiếm sống từ rừng

Bên cạnh việc giữ gìn, chăm sóc 12 ha rừng tái sinh, gia đình anh Hiếu còn có cách làm ăn rất sinh thái và hiệu quả. Đó là nuôi gà, thả cá, nuôi bò và đặc biệt nuôi heo rừng lai. Trần Nguyễn Trung Việt, con trai đầu anh Hiếu năm nay mới ngoài 30, tốt nghiệp đại học nhưng lại mê nuôi heo rừng lai này lắm. Việt cho tôi biết đàn heo của gia đình hiện nay có gần 40 con. Một năm gia đình bán được vài chục con heo rừng lai, mỗi con chừng hơn 1 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng. Việt tâm sự với tôi, chăm sóc rừng có nhiều thú vui lắm, ngày ngày được nhìn cây dầu, cây sến bung đọt bung cành, được nghe chim chóc hót vang, được thấy đàn heo là sướng lắm.

Cái khổ nhất là chống cháy trong mùa khô hạn. Hơn năm trước đây, không biết ai vô tình làm lửa bén cháy rừng, cả gia đình rồi bà con chòm xóm xúm vào dập lửa kịp thời mới ngăn được thảm họa. Việt còn cho biết, ngoài thu nhập từ chăn nuôi, một nguồn thu chính khác cũng giúp gia đình một năm có thêm vài chục triệu đồng, đó là bán củi từ các loại cành nhánh phát rong vệ sinh rừng. Một cách lấy rừng nuôi rừng rất hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Gỡ bỏ nhiều rào cản cho nông sản Việt Gỡ bỏ nhiều rào cản cho nông sản Việt

Với 95,1% số hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác vừa được dỡ bỏ thuế theo cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản nhiều khả năng sẽ trở thành đối tác xuất khẩu - đặc biệt là nông sản lớn nhất nhì của Việt Nam.

25/10/2015
Học kinh nghiệm chọn rẫy của người Chứt Học kinh nghiệm chọn rẫy của người Chứt

Đồng bào Chứt ở Dân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) truyền cho nhau những kinh nghiệm hay trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên để liên hệ về sự biến đổi tương ứng của thời tiết, từ đó hình thành cho mình cách ứng xử phù hợp, áp dụng vào việc canh tác nương rẫy.

25/10/2015
Na rừng nặng 5 kg giá nửa triệu đồng ở Sơn La Na rừng nặng 5 kg giá nửa triệu đồng ở Sơn La

Một kg na rừng có giá bán 120.000-150.000 đồng, trong khi mỗi quả nặng lên đến 2,5-5 kg. Nhiều người ở các bản ở Thuận Châu, Sơn La đổ xô đi hái na về bán để kiếm thêm thu nhập.

25/10/2015
Nhiều nước Đông Nam Á thiếu gạo Nhiều nước Đông Nam Á thiếu gạo

Tờ Kinh doanh toàn cầu ngày 22.10 đưa tin Chính phủ Philippines sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này để xác định nhu cầu cấp thiết về nhập khẩu gạo bổ sung trong bối cảnh mùa màng thất bát nặng nề do bão Koppu gây ra...

26/10/2015
Vụ lùm xùm bán lúa dự trữ nhà nước: Đòi khiếu nại tới cùng Vụ lùm xùm bán lúa dự trữ nhà nước: Đòi khiếu nại tới cùng

Trong khi lãnh đạo Cục dự trữ nhà nước Nam Trung bộ (trụ sở tại Khánh Hòa) khẳng định việc bán lúa vừa rồi là đúng luật, đúng quy trình thì nhiều người không mua được lúa cho biết sẽ khiếu nại đến cùng để chấm dứt tình trạng không minh bạch trong việc mua bán lúa dự trữ nhà nước…

26/10/2015