Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ phú nhờ rừng tái sinh

Tỷ phú nhờ rừng tái sinh
Ngày đăng: 14/08/2015

15 năm trước đây anh Trần Văn Hiếu cùng với vợ và 3 con đã  quyết định bỏ nghề làm mực ở xóm chài Tân Long, lên khu rừng chồi Động Chú vừa sản xuất, chăn nuôi vừa tìm cách tái sinh rừng. Nói đến Động Chú  hẳn người dân  xã Tân Bình ai cũng rõ, một động cát mênh mông với rừng chồi, cây bụi.

Giữ rừng

Trò chuyện với anh Trần Văn Hiếu, được nghe anh kể về những ngày đầu lên Động Chú lập nghiệp. Anh tâm sự: “Đất Động Chú này xấu lắm, trồng cây gì cũng lòi còi không lên nổi. Sống với đất một thời gian, tôi phát hiện cây dầu con, cây sến dạng tái sinh ở đây có sức chịu đựng kiên cường lắm. Mùa khô cháy lên, cháy xuống, vậy mà sa mưa là nó bung lá xanh rì. Đã vậy thì quyết giữ lấy nó, 15 năm cha con rong cành, tỉa nhánh, làm cỏ, dọn rừng, giữ lửa, chỗ nào thưa trồng giặm, bây giờ rừng đã phủ kín, cây cao trên 10m”. Gần đây, nhiều người đã hỏi mua lại rừng tái sinh với giá 400 triệu đồng/ha, nhưng anh  đang còn phân vân bán hay không bán? Bán thì trước mắt có khoản tiền lớn, nhưng về lâu dài  ý định nhờ rừng phát triển du lịch, chăn nuôi dưới tán rừng  tạo nguồn lợi lâu dài  sẽ không thực hiện được… 

 Kiếm sống từ rừng

Bên cạnh việc giữ gìn, chăm sóc 12 ha rừng tái sinh, gia đình anh Hiếu còn có cách làm ăn rất sinh thái và hiệu quả. Đó là nuôi gà, thả cá, nuôi bò và đặc biệt nuôi heo rừng lai. Trần Nguyễn Trung Việt, con trai đầu anh Hiếu năm nay mới ngoài 30, tốt nghiệp đại học nhưng lại mê nuôi heo rừng lai này lắm. Việt cho tôi biết đàn heo của gia đình hiện nay có gần 40 con. Một năm gia đình bán được vài chục con heo rừng lai, mỗi con chừng hơn 1 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng. Việt tâm sự với tôi, chăm sóc rừng có nhiều thú vui lắm, ngày ngày được nhìn cây dầu, cây sến bung đọt bung cành, được nghe chim chóc hót vang, được thấy đàn heo là sướng lắm.

Cái khổ nhất là chống cháy trong mùa khô hạn. Hơn năm trước đây, không biết ai vô tình làm lửa bén cháy rừng, cả gia đình rồi bà con chòm xóm xúm vào dập lửa kịp thời mới ngăn được thảm họa. Việt còn cho biết, ngoài thu nhập từ chăn nuôi, một nguồn thu chính khác cũng giúp gia đình một năm có thêm vài chục triệu đồng, đó là bán củi từ các loại cành nhánh phát rong vệ sinh rừng. Một cách lấy rừng nuôi rừng rất hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân

Dự án Phát triển mô hình trồng cây sa nhân tím phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tại cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa) do Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên thực hiện được triển khai từ giữa năm 2008 với 3 mô hình

10/12/2011
Sản Xuất Lúa - Tôm Là Mô Hình Hiệu Quả Nhất” Sản Xuất Lúa - Tôm Là Mô Hình Hiệu Quả Nhất”

Ông Quang là người tiên phong trong sản xuất kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ tôm ở huyện U Minh. Ông Quang cho biết, vụ nuôi tôm thứ hai sau chuyển dịch ông đã cấy thử 3 công lúa. Vụ này, do chưa có kinh nghiệm trong khâu rửa mặn nên lúa không sống được. Ông vẫn quyết tâm thực hiện cho kỳ được

15/12/2011
Thực Phẩm Chuyển Gen Chỉ Có Lợi Thực Phẩm Chuyển Gen Chỉ Có Lợi

Thực phẩm chuyển gen (GMF) là những thực phẩm được sinh ra hay chế biến từ các cơ thể chuyển gen (GMO- genetically modified organisms). Việc chuyển các gen có lợi vào cây trồng hay vật nuôi là một thành tựu vĩ đại của kỹ thuật di truyền (genetic engineering). GMF xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với các cây thực phẩm như lúa mỳ, đậu tương, ngô, cà chua...

12/07/2012
Tập Trung Giải Quyết Áp Lực Về Môi Trường Và Dịch Bệnh Trong Phát Triển Chăn Nuôi Nông Hộ Tập Trung Giải Quyết Áp Lực Về Môi Trường Và Dịch Bệnh Trong Phát Triển Chăn Nuôi Nông Hộ

Mô hình nuôi gà tại gia trại của gia đình chị Mai Thị Hải, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa).

27/06/2012
Trái Cây Miền Tây Lại “Kêu Trời” Vì Rớt Giá Trái Cây Miền Tây Lại “Kêu Trời” Vì Rớt Giá

Mùa hái trái năm nay – tết Đoan Ngọ, thay vì được nếm chút hương vị ngọt lành của nhiều loại trái cây đặc sản thì không ít nhà vườn miền Tây phải ngậm đắng, nuốt cay bởi bao hy vọng gởi gắm cho mảnh vườn, nay chỉ còn là nỗi buồn.

28/06/2012