Tỷ Phú Bò Sữa

Ông Nguyễn Văn Quất, ở đội 85, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La) được mệnh danh là “tỷ phú bò sữa” bởi mỗi năm, 180 con bò sữa của gia đình ông cho thu 4 tỷ 680 triệu đồng từ bán sữa tươi.
Ông Quất đã có hơn 20 năm gắn bó với công việc nuôi bò, vắt sữa... Ông bảo: Có được cơ ngơi này là do Công ty chuyển đổi hình thức chăn nuôi từ tập thể sang khoán hộ gia đình. Lúc đầu tôi nhận khoán 7 con bò sữa và 4,5 ha đất trồng cỏ. Nhận rồi thấy lo, vì lúc đó chưa có nhà máy chế biến sữa, nhiều hôm sữa bò vắt ra không có người mua, phải đổ sữa cho lợn ăn, tiếc chảy nước mắt. Năm 2004, Nhà máy sữa của công ty đi vào hoạt động, bao tiêu toàn bộ sữa cho các hộ chăn nuôi nên chẳng phải lo nữa...
Khi Công ty hỗ trợ về kỹ thuật, cho vay 50% vốn mua bò sữa, gia đình ông Quất đã nhận 7 ha đồng cỏ, tăng đàn bò sữa từ 50 con lên 120 con, rồi 180 con (100 con đang vắt sữa). Bình quân mỗi ngày gia đình ông Quất thu hơn 2 tấn sữa tươi, với giá mua của Công ty 13.500 đồng/kg, trừ chi phí lãi trên 13 triệu đồng/ngày. Toàn bộ công việc phục vụ cho chăn nuôi cơ bản được cơ giới hóa, từ cắt cỏ đến vắt sữa đều làm bằng máy, tổng giá trị trang trại của ông khoảng gần 20 tỷ đồng.
Nhìn đàn bò đang ăn cỏ, ông Quất kể: Có người bảo tôi bán trang trại, tiền ăn cả đời không hết, làm làm gì cho khổ. Nhưng đã là “nghiệp” và đam mê, hơn nửa đời người gắn bó thì làm sao mà bỏ được...
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.

Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông phải có mặt tại từng địa bàn phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị giống, các giải pháp kỹ thuật sản xuất trước thời điểm gieo sạ, kiên quyết chỉ đạo đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và mật độ gieo sạ theo quy định…

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp– PTNT, Vũng Liêm (Vĩnh Long) là huyện đứng đầu về cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 304 máy gặt đập liên hợp, 66 máy gặt xếp dãy, 770 máy cày- xới, trên 5.700 máy bơm nước, máy sạ hàng,… đảm bảo cơ giới hóa trong sản xuất lúa đạt 100% khâu làm đất, 95% khâu thu hoạch.

Trong vài năm trở lại đây, trước thực trạng nhiều diện tích cà phê già cỗi, đạt năng suất thấp do sử dụng các loại giống kém chất lượng, xã Tân Thành (Krông Nô - Đắk Nông) đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện tái canh, “trẻ hóa” vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi.