Tỷ Phú Bò Sữa

Ông Nguyễn Văn Quất, ở đội 85, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La) được mệnh danh là “tỷ phú bò sữa” bởi mỗi năm, 180 con bò sữa của gia đình ông cho thu 4 tỷ 680 triệu đồng từ bán sữa tươi.
Ông Quất đã có hơn 20 năm gắn bó với công việc nuôi bò, vắt sữa... Ông bảo: Có được cơ ngơi này là do Công ty chuyển đổi hình thức chăn nuôi từ tập thể sang khoán hộ gia đình. Lúc đầu tôi nhận khoán 7 con bò sữa và 4,5 ha đất trồng cỏ. Nhận rồi thấy lo, vì lúc đó chưa có nhà máy chế biến sữa, nhiều hôm sữa bò vắt ra không có người mua, phải đổ sữa cho lợn ăn, tiếc chảy nước mắt. Năm 2004, Nhà máy sữa của công ty đi vào hoạt động, bao tiêu toàn bộ sữa cho các hộ chăn nuôi nên chẳng phải lo nữa...
Khi Công ty hỗ trợ về kỹ thuật, cho vay 50% vốn mua bò sữa, gia đình ông Quất đã nhận 7 ha đồng cỏ, tăng đàn bò sữa từ 50 con lên 120 con, rồi 180 con (100 con đang vắt sữa). Bình quân mỗi ngày gia đình ông Quất thu hơn 2 tấn sữa tươi, với giá mua của Công ty 13.500 đồng/kg, trừ chi phí lãi trên 13 triệu đồng/ngày. Toàn bộ công việc phục vụ cho chăn nuôi cơ bản được cơ giới hóa, từ cắt cỏ đến vắt sữa đều làm bằng máy, tổng giá trị trang trại của ông khoảng gần 20 tỷ đồng.
Nhìn đàn bò đang ăn cỏ, ông Quất kể: Có người bảo tôi bán trang trại, tiền ăn cả đời không hết, làm làm gì cho khổ. Nhưng đã là “nghiệp” và đam mê, hơn nửa đời người gắn bó thì làm sao mà bỏ được...
Có thể bạn quan tâm

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau (CASEP) cho biết hiện nay, người nuôi tôm trong tỉnh đang lo lắng vì giá tôm giảm mạnh so với cuối năm 2013.

Tại chợ trung tâm Đà Lạt mỗi ngày tiêu thụ 25-30 tấn thịt heo, nhưng mấy ngày nay tiểu thương không có thịt để bán do các lò mổ ngừng hoạt động.

Thời gian gần đây, các hộ nuôi tu hài ở phường Cam Nghĩa (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chịu thiệt hại nặng vì tu hài chết hàng loạt. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm.

Những năm gần đây, bên cạnh các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt truyền thống, người dân Nghệ An đã từng bước đưa vào nuôi trồng và khai thác các đối tượng thủy đặc sản biển như như hàu, ngao, cua biển, cá vược, cá hồng mỹ, cá giò... Thành công của các mô hình trên không chỉ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi mà còn mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc phát triển nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Trước tình hình nuôi tôm nước lợ những năm gần đây bị thua lỗ, người dân đang đối mặt với những khó khăn thì người nuôi tôm ở xã Đức Minh (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã nuôi tôm theo mô hình ươm tôm con trước khi thả hồ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả đáng mừng.