Tỷ Lệ Nông Dân Tham Gia Bảo Hiểm Cây Lúa Còn Thấp

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo thí điểm nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, qua 3 năm thực hiện thí điểm chương trình bảo hiểm trên cây lúa tại 3 huyện: Tân Hồng, Tháp Mười, Châu Thành đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Từ vụ đông xuân 2011 đến vụ hè thu 2013, có gần 13.000 lượt hộ nông dân tham gia mua bảo hiểm trên 7.300ha lúa, với số tiền trên 6,8 tỷ đồng, công ty bảo hiểm bồi thường cho các hộ dân bị thiệt hại 1,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá, tỷ lệ tham gia bảo hiểm còn thấp, do đây là chương trình mới, một số cán bộ, nhân viên cơ sở trình độ còn hạn chế nên công tác triển khai thực hiện đạt kết quả chưa cao; quy trình thẩm định, đánh giá mức độ thiệt hại còn lúng túng, mất nhiều thời gian, giải quyết bồi thường thiệt hại cho dân chậm, nên chưa thu hút dân tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những vấn đề mà người nuôi tôm nước lợ quan tâm hàng đầu là chất lượng nước cấp vào ao nuôi vì đây là yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tôm.

Năm 2015, Khánh Hòa tiếp tục khảo nghiệm các giống lúa chịu hạn cho kết quả rất khả quan. Đây là cơ sở để các địa phương phát triển các giống lúa thích nghi với điều kiện sản xuất khi hạn hán xảy ra.

Thay vì sản xuất kiểu “mùa nào thứ ấy”, hiện nay nông dân nhiều nơi đã áp dụng thành công kỹ thuật tạo ra sản phẩm rau quả trái vụ, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Một người trồng hiệu quả rồi đến hai người, ba người… và giờ đây là nhà nhà cùng trồng rau màu, cây ăn trái. Vùng đất mặn ven biển thuộc ấp Đất Mới, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau giờ đã thật sự cho quả ngọt.

Từ tháng 7-2014, Sở KH-CN đưa dự án “Xây dựng mô hình khảo nghiệm trồng hành lá và rau kết hợp phân bón khoáng chất Nano của Đức, hệ thống lưới ngăn côn trùng nguy hại và công nghệ tưới nhỏ giọt Israel theo hướng VietGap” vào ứng dụng thực tiễn.