Tuyên Truyền Không Gây Hại Cho Cá Heo Khi Đánh Bắt Cá Ngừ

Vừa qua, tại Cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hoạt động truyền thông “Không gây hại cho cá heo - Dolphin safe” khi đánh bắt cá ngừ. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình truyền thông “Không gây hại cá heo” được thực hiện tại 7 tỉnh tập trung nghề khai thác cá ngừ Việt Nam trên cả nước.
Thời gian gần đây, Tổ chức Biển đảo và Trái đất (Earth Island - EII) đã đưa ra cảnh báo liên quan đến việc Việt Nam khai thác cá ngừ vằn bằng lưới cản và lưới rê, vi phạm các quy định của chương trình bảo vệ cá heo trong thương mại toàn cầu. EII đang theo dõi các công ty liên quan đến các sản phẩm cá ngừ nhằm đảm bảo cá ngừ được đánh bắt bằng các phương pháp không gây hại đến cá heo và bảo vệ môi trường biển.
Từ cuối năm 2013 đến nay, VASEP đã tổ chức những chương trình hành động, trong đó có chương trình truyền thông “không gây hại cá heo” để kịp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sau khi EII đưa ra cảnh báo này.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội VASEP cho biết: Cá heo được ngư dân Việt Nam xem trọng và tuyệt đối không gây hại. Nhưng ở Việt Nam hiện có những nghề khai thác cá ngừ có thể gây hại cho cá heo như nghề lưới rê, lưới cản. Chương trình truyền thông này nhằm nâng cao ý thức cho ngư dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về ý thức không gây hại cho cá heo khi đánh bắt cá ngừ.
Có thể bạn quan tâm

Khi thời tiết ấm lên cần tranh thủ gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, xong trước ngày 25-2; có kế hoạch gieo mạ bổ sung đề phòng rét đậm, rét hại làm chết mạ và lúa.

Những năm gần đây, cây sắn dây đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá). Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 400 ha sắn dây, trong đó, tập trung ở một số xã như Ngọc Liên (hơn 80 ha), Ngọc Sơn (hơn 160 ha).

Chị An chia sẻ, dù biết công chăm sóc cộng tiền giống cũng gần bằng mua ở ngoài chợ, có khi đắt hơn, nhưng tự trồng để ăn thì có cảm giác an toàn hơn.

Trong tháng 1-2014, gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán chủ yếu cho Philippines, nhờ vào hợp đồng chính phủ ký hồi cuối năm 2013, trong lúc nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, châu Phi và một số thị trường khác ở Đông Nam Á suy giảm.

Đáng chú ý là diện tích bị nhiễm mật số cao, từ 750 con/m2 trở lên chiếm khoảng 2.000ha. Tập trung ở các xã: Long Thắng, Hòa Thành, Hòa Long, thị trấn Lai Vung.