Tuyên Truyền Không Gây Hại Cho Cá Heo Khi Đánh Bắt Cá Ngừ

Vừa qua, tại Cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hoạt động truyền thông “Không gây hại cho cá heo - Dolphin safe” khi đánh bắt cá ngừ. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình truyền thông “Không gây hại cá heo” được thực hiện tại 7 tỉnh tập trung nghề khai thác cá ngừ Việt Nam trên cả nước.
Thời gian gần đây, Tổ chức Biển đảo và Trái đất (Earth Island - EII) đã đưa ra cảnh báo liên quan đến việc Việt Nam khai thác cá ngừ vằn bằng lưới cản và lưới rê, vi phạm các quy định của chương trình bảo vệ cá heo trong thương mại toàn cầu. EII đang theo dõi các công ty liên quan đến các sản phẩm cá ngừ nhằm đảm bảo cá ngừ được đánh bắt bằng các phương pháp không gây hại đến cá heo và bảo vệ môi trường biển.
Từ cuối năm 2013 đến nay, VASEP đã tổ chức những chương trình hành động, trong đó có chương trình truyền thông “không gây hại cá heo” để kịp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sau khi EII đưa ra cảnh báo này.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội VASEP cho biết: Cá heo được ngư dân Việt Nam xem trọng và tuyệt đối không gây hại. Nhưng ở Việt Nam hiện có những nghề khai thác cá ngừ có thể gây hại cho cá heo như nghề lưới rê, lưới cản. Chương trình truyền thông này nhằm nâng cao ý thức cho ngư dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về ý thức không gây hại cho cá heo khi đánh bắt cá ngừ.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa thả nuôi tôm chân trắng trên 180 ha. Trong khi tôm nuôi trong ao đất không mấy khả quan do tôm bị dịch bệnh thậm chí chết hàng loạt thì các hộ nuôi tôm chân trắng theo công nghệ cao ở địa phương lại đang rất phấn khởi vì tôm được mùa được giá.

Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 62.000 ha. Từ tập quán nuôi tôm truyền thống đến nay người dân chuyển đổi sang hình thức nuôi có hiệu quả hơn.

Những ngày qua, dư luận trong và ngoài tỉnh không ngớt bàn tán xôn xao về giống gà lông xù có nguồn gốc từ Thái Lan được ông Nguyễn Tấn Đẹp (sinh năm 1950, ngụ ấp An Lợi, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) nhập về nuôi hơn 3 năm qua.

Nhiều hộ nông dân ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã bước đầu nuôi thành công giống bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp. Đây là con vật nuôi mới chuyển đổi với nguồn vốn đầu tư không nhiều, nhưng lợi nhuận có chiều hướng tăng cao.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Nhiều dự án ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã tạo cơ hội cho nông dân phát triển chăn nuôi.