Tuyển Chọn Giống Cá Thát Lát Còm Bố Mẹ Bằng Nguồn Tự Nhiên Nhiều Nơi Khác Nhau

Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang vừa tổ chức xét duyệt đề tài “Tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên nhiều nơi khác nhau” do ông Phan Quốc Thứ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang làm chủ nhiệm.
Đề tài được thực hiện nhằm tuyển chọn đàn cá thát lát còm bố mẹ đạt chất lượng cao để sản xuất ra nguồn giống tốt, có sức tăng trưởng nhanh hơn so với hiện nay. Đồng thời, hạn chế tỷ lệ hao hụt, đáp ứng nhu cầu của người nuôi. Từ đó, thay thế cho đàn cá đã bị suy thoái, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi cá thát lát còm ở địa phương. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ thu mua cá thát lát còm bố mẹ được đánh bắt từ tự nhiên ở tỉnh Hậu Giang và tỉnh Đồng Tháp để lai tạo và tuyển chọn ra nguồn giống tốt.
Hội đồng xét duyệt đã đóng góp một số ý kiến để nhóm tác giả hoàn thiện hơn đề cương của đề tài, như: cần phải nêu rõ hiệu quả của việc tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên từ nhiều nơi khác nhau so với cách làm phổ biến hiện nay; bổ sung thêm phương pháp đánh giá di truyền qua các thế hệ và quy trình thực hiện để chuyển giao cho các cơ sở sản xuất cá giống… Hội đồng xét duyệt yêu cầu Ban chủ nhiệm đề tài phải chỉnh sửa và nộp lại đề cương cho hội đồng trước ngày 20-5-2013. Qua kết quả bỏ phiếu, đề tài đạt 79 điểm.
Có thể bạn quan tâm

Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.

Nhiều thương lái và doanh nghiệp cho biết không đủ lực để mua trực tiếp lúa của nông dân, nhất là trong bối cảnh diện tích lúa manh mún với nhiều giống lúa khác nhau, nên phải thông qua “cò” lúa để nắm bắt thông tin chính xác, giảm chi phí.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, huyện có hơn 72 vựa chuyên thu mua cam, bưởi. Sức tiêu thụ của các vựa này có thể đạt 100 tấn/ngày. Cái khó lớn nhất của các vựa hiện nay là tuyến đường giao thông không thuận tiện. Tại tuyến đường nối trung tâm huyện Châu Thành về xã Đông Phước có không dưới 20 vựa trái cây.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Nguyễn Văn Đồng thông tin: Có thể nói, năm vừa qua là năm khá thành công trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Hậu Giang. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, trên 3,3%, trong đó cây lúa góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển chung của tỉnh.

Năm 2014, các hộ NTTS đều chung một niềm vui được mùa lớn. Nhiều mô hình NTTS thành công đã được duy trì ổn định và tiếp tục phát huy tốt ở các loại hình mặt nước, ở các đối tượng nuôi chủ lực, cho năng suất lớn như tôm chân trắng, nuôi ngao, cá bống bớp, cá diêu hồng, cá lóc bông...