Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tuyển Chọn Giống Cá Thát Lát Còm Bố Mẹ Bằng Nguồn Tự Nhiên Nhiều Nơi Khác Nhau

Tuyển Chọn Giống Cá Thát Lát Còm Bố Mẹ Bằng Nguồn Tự Nhiên Nhiều Nơi Khác Nhau
Ngày đăng: 16/04/2013

Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang vừa tổ chức xét duyệt đề tài “Tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên nhiều nơi khác nhau” do ông Phan Quốc Thứ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang làm chủ nhiệm.

Đề tài được thực hiện nhằm tuyển chọn đàn cá thát lát còm bố mẹ đạt chất lượng cao để sản xuất ra nguồn giống tốt, có sức tăng trưởng nhanh hơn so với hiện nay. Đồng thời, hạn chế tỷ lệ hao hụt, đáp ứng nhu cầu của người nuôi. Từ đó, thay thế cho đàn cá đã bị suy thoái, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi cá thát lát còm ở địa phương. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ thu mua cá thát lát còm bố mẹ được đánh bắt từ tự nhiên ở tỉnh Hậu Giang và tỉnh Đồng Tháp để lai tạo và tuyển chọn ra nguồn giống tốt.

Hội đồng xét duyệt đã đóng góp một số ý kiến để nhóm tác giả hoàn thiện hơn đề cương của đề tài, như: cần phải nêu rõ hiệu quả của việc tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên từ nhiều nơi khác nhau so với cách làm phổ biến hiện nay; bổ sung thêm phương pháp đánh giá di truyền qua các thế hệ và quy trình thực hiện để chuyển giao cho các cơ sở sản xuất cá giống… Hội đồng xét duyệt yêu cầu Ban chủ nhiệm đề tài phải chỉnh sửa và nộp lại đề cương cho hội đồng trước ngày 20-5-2013. Qua kết quả bỏ phiếu, đề tài đạt 79 điểm.


Có thể bạn quan tâm

Cây Nho Ninh Thuận, Vì Sao Lận Đận? Cây Nho Ninh Thuận, Vì Sao Lận Đận?

Gần như là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ những yếu tố để phát triển cây nho, nhưng thương hiệu nho Ninh Thuận lại chưa có một vị thế xứng tầm.

19/05/2012
Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống

Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.

16/07/2012
Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi

Là người tiên phong đưa giống cây thanh long ruột đỏ về vùng đất miền núi Tràng Xá, anh Chu Văn Hợp, xóm Khuôn Ruộng, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), hiện là chủ nhân của 300 gốc cây thanh long ruột đỏ đang đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình sản xuất mới, phù hợp với vùng đất miền núi khô cằn, đang được nhiều hộ dân học tập theo.

01/10/2012
Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

14/06/2012
Giàu Lên Từ Rắn Hổ Giàu Lên Từ Rắn Hổ

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

02/10/2012