Tuy An (Phú Yên) Kiên Quyết Tháo Dỡ Hồ Nuôi Tôm Trên Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Sản Xuất

Sáng 22/3, UBND huyện Tuy An (Phú Yên) đã tổ chức buổi họp triển khai biện pháp giải quyết các trường hợp xây dựng hồ nuôi tôm tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn, xã An Mỹ (Tuy An), gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai và gây dư luận không tốt trong nhân dân trong suốt thời gian qua.
Theo báo cáo của UBND xã An Mỹ, từ năm 2010, 6 hộ gia đình tại thôn Giai Sơn đã thuê lao động để xây 7 hồ nuôi tôm với diện tích hơn 12.000m2 trên đất rừng phòng hộ ven biển, đất rừng sản xuất tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn. Cuối năm 2012, huyện Tuy An và xã An Mỹ đã thực hiện cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ hồ nuôi tôm tại đây. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, 6 hộ gia đình này tiếp tục khôi phục lại cả 7 hồ nuôi và thả tôm nuôi cho đến nay.
Ông Nguyễn Phụng Ngoạn, Chủ tịch UBND huyện Tuy An cho biết, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tiến hành thực hiện biện pháp cưỡng chế, tháo dỡ các hồ nuôi tôm do 6 hộ gia đình sử dụng đất sai mục đích làm hồ nuôi tôm tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn. Huyện cố gắng thực hiện hoàn tất việc cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ các hồ nuôi tôm trả lại nguyên trạng ban đầu đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn trong tháng 4 này.
UBND huyện Tuy An cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền xã An Mỹ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tại địa phương thực hiện tốt Luật Đất đai, đồng thời yêu cầu các hộ nuôi tôm tại khu vực thôn Giai Sơn, bắt đầu từ ngày 22/3 phải ngừng ngay việc cải tạo ao hồ và không được thả tôm giống nhằm tránh thiệt hại khi thực hiện cưỡng chế.
Có thể bạn quan tâm

Bến Tre là một trong 3 tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích trồng cây ăn quả. Trong đó, một số cây trồng đã có “thương hiệu” như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, nhãn... Đây cũng là nhóm cây ăn quả đặc sản của tỉnh và được quy hoạch phát triển, ổn định sản xuất đến năm 2020.

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã bắt đầu cho thu hoạch. Theo ông Vũ Đình Bát, Chủ tịch Hiệp Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, giá bán vải quả tại vườn ngày 5 - 6 là 15 nghìn đồng/kg, tăng từ 4.000 - 6.000 đồng/kg so với năm ngoái. Nguyên nhân là do thị trường Trung Quốc tiêu thụ ngày càng nhiều, sản lượng vải thiều Bắc Giang giảm.

Sau nhiều năm tìm đầu ra ở thị trường nước ngoài, thanh long ruột đỏ, một trong những trái cây đặc sản của tỉnh Trà Vinh đã chính thức được xuất khẩu sang thị Mỹ.

Ngày 22-1, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở NN&PTNT Hậu Giang tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả 2 năm thực hiện dự án nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Đồng bằng sông Cửu Long (CLUES) tại tỉnh Hậu Giang.