Tưới tự động cho vườn đào

Hệ thống gồm bộ điều khiển trung tâm, máy bơm, hệ thống ống dẫn chuyên dụng, bể chứa chia thành 2 ngăn, phân hữu cơ ở ngăn dưới, nước ở ngăn trên.
Nước được bơm vào bể chứa sẽ hòa với phân hữu cơ, sau đó tiếp tục được bơm đến từng gốc đào theo hệ thống ống dẫn.
Các đường ống này có những điểm tưới nhỏ giọt được thiết kế để tạo được áp lực nhỏ giọt như nhau, đảm bảo độ đồng đều khi tưới, giúp các cây đào phát triển đều nhau.
Anh Tiến cho biết, hệ thống này không những giúp anh kiểm soát được lượng nước tưới ra mà còn giúp tiết kiệm tới hơn 2/3 lượng nước tưới.
Nếu khi tưới thủ công, mỗi lần cần 60 - 80 lít nước mới đủ cho một cây thì qua hệ thống tưới tự động chỉ cần 20 - 40 lít.
Hơn nữa, sáng chế mới giúp anh Tiến giảm tới 90% sức lao động so với làm thủ công.
Để tưới đủ nước cho vườn đào rộng 600 m2, trước đây anh phải mất nửa ngày, thêm việc bón phân thì mất cả ngày nhưng nay chỉ mất 1 tiếng đồng hồ cho cả việc tưới nước và bón phân kết hợp, mà cũng không phải mất sức.
Không chỉ thế, nước và chất dinh dưỡng được tưới tập trung vào gốc cây, góp phần hạn chế cỏ dại, đồng thời đất không bị xói mòn, rửa trôi mà giữ được độ tơi xốp.
Thấy vườn đào nhà anh sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều nông dân đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Vừa qua, anh Tiến là một trong 3 “Nhà nông trẻ xuất sắc” toàn quốc của Hải Phòng được nhận giải thưởng Lương Định Của cho do Trung ương Đoàn trao tặng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, việc dùng các loại cây sống như điều, mủ trôm, mức… làm trụ tiêu đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tiêu là cây trồng rất khó tính, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và khẳng định hiệu quả kinh tế khi sử dụng cây sống làm trụ cho cây tiêu.

Cây hồ tiêu đã có mặt ở xã Tân Hội, Đức Trọng (Lâm Đồng) hơn 20 năm nay nhưng do giá cả bấp bênh, năng suất, hiệu quả thấp nên cây tiêu ở đây không phát triển được. Đã có lúc người dân phá bỏ cây tiêu để chuyển sang các loại cây trồng khác. Hiện nay, tiêu được giá, cho thu nhập cao nên nhiều hộ dân Tân Hội quay lại đầu tư phát triển vườn tiêu. Những vườn tiêu đang xanh lại trên đất Tân Hội và mở ra triển vọng mới cho người nông dân nơi đây.

Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.