Tưới Tiết Kiệm Đẩy Cao Năng Suất

Nhiều năm liền, giá hạt cà phê chỉ nằm ở mức thấp, từ 35-40 ngàn đồng/kg, nhưng ông Nguyễn Văn Sinh, một nông dân trồng cà phê ở ấp Gia Ui, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc vẫn có mức thu nhập trên 140 triệu đồng/hécta.
Gia đình ông Sinh có 2,6 hécta cà phê, trước đây, năng suất chỉ đạt hơn 2,5 tấn/hécta. Năm 2012, ông mạnh dạn lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống, và năng suất cà phê đã tăng lên trên 3 tấn/hécta. Riêng niên vụ cà phê 2014, năng suất ước đạt trên 3,5 tấn/hécta.
Ông Sinh khẳng định, việc lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm có nhiều lợi ích, như: tiết kiệm được 70% tiền công tưới, lợi hơn 30% phân vì cây hấp thụ 100% lượng phân bón nên giảm được chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, việc hấp thụ đầy đủ lượng phân và nước giúp cây cà phê xanh tốt, lâu cỗi và cho năng suất cao.
Theo tính toán, chỉ cần đẩy năng suất cà phê tăng lên thêm 0,5 tấn/hécta, thì dù giá hạt cà phê có nằm ở mốc 40 ngàn đồng/kg, người dân cũng có thêm được 20 triệu đồng bù vào phần chênh lệch giá.
Số liệu thống kê cho thấy, hiện có hơn 5 ngàn hécta diện tích cây trồng ở Đồng Nai được lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, tập trung nhiều ở các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú và Định Quán. Riêng Xuân Lộc có trên 2 ngàn hécta đất sản xuất được đầu tư lắp đặt hệ thống này.
Diện tích cây tiêu ở Xuân Thọ và Suối Cao (huyện Xuân Lộc) nhờ áp dụng tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống tưới đã đạt năng suất từ 7-10tấn/hécta, tăng 4 -6 tấn/hécta so với năng suất bình quân toàn huyện; cây điều đạt năng suất từ 3-3,5 tấn/hécta, tăng 1-1,5 tấn/hécta.
Đối với cây xoài ở Xuân Hưng, nhờ hệ thống tưới tiết kiệm, nông dân đã chủ động được mùa vụ nên năng suất đạt từ 30 - 35 tấn/hécta, cao hơn gấp 3 lần năng suất bình quân chung, đồng thời bà con cũng có thể xử lý cho sản phẩm trái mùa nên có giá bán cao hơn so với mùa thuận.
Có thể bạn quan tâm

Hiện giá mủ cao su được các thương lái thu mua tại huyện Sông Hinh (Phú Yên) ở mức 12.000 đồng/kg mủ đông, tăng 4.000 đồng/kg so với giá bình quân vụ 2014, tương đương với giá mủ năm 2013 và chỉ bằng 1/3 giá của năm 2010.

“Đã có những thời điểm rau đến giai đoạn thu hoạch nông dân phải gọi đến năm lần, bảy lượt mà thương lái vẫn không đến mua hoặc đến mua với giá rất thấp, không bằng giá thành sản xuất. Giờ được doanh nghiệp (DN) bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng, nông dân (ND) còn gì vui hơn” - Đó là bày tỏ của nhiều nông dân tham gia trồng rau tiêu thụ qua hợp đồng với DN.

Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt đang “số hóa” nhiều loại cây trồng thực nghiệm để tiện việc theo dõi, chọn lọc các giống loài phù hợp với điều kiện canh tác tiết kiệm vốn đầu tư, công lao động, sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao.

Giá tiêu tăng cao, nhiều người dân đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt cây tiêu để lại nhiều hệ lụy, đó là tình trạng sâu bệnh xuất hiện nhiều, khó phòng trừ. Cùng với đó, nhiều người trồng tiêu vì lợi nhuận trước mắt đã khai thác cạn kiệt làm cho vòng đời cây tiêu ngắn lại.
Cụ thể hai loại ớt sừng trâu vàng và ớt chỉ thiên có giá dao động từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, nay tăng lên 33.000 đồng/kg, nông dân rất phấn khởi.