Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tưới Tiết Kiệm Đẩy Cao Năng Suất

Tưới Tiết Kiệm Đẩy Cao Năng Suất
Ngày đăng: 03/10/2014

Nhiều năm liền, giá hạt cà phê chỉ nằm ở mức thấp, từ 35-40 ngàn đồng/kg, nhưng ông Nguyễn Văn Sinh, một nông dân trồng cà phê ở ấp Gia Ui, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc vẫn có mức thu nhập trên 140 triệu đồng/hécta.

Gia đình ông Sinh có 2,6 hécta cà phê, trước đây, năng suất chỉ đạt hơn 2,5 tấn/hécta. Năm 2012, ông mạnh dạn lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống, và năng suất cà phê đã tăng lên trên 3 tấn/hécta. Riêng niên vụ cà phê 2014, năng suất ước đạt trên 3,5 tấn/hécta.

Ông Sinh khẳng định, việc lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm có nhiều lợi ích, như: tiết kiệm được 70% tiền công tưới, lợi hơn 30% phân vì cây hấp thụ 100% lượng phân bón nên giảm được chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, việc hấp thụ đầy đủ lượng phân và nước giúp cây cà phê xanh tốt, lâu cỗi và cho năng suất cao.

Theo tính toán, chỉ cần đẩy năng suất cà phê tăng lên thêm 0,5 tấn/hécta, thì dù giá hạt cà phê có nằm ở mốc 40 ngàn đồng/kg, người dân cũng có thêm được 20 triệu đồng bù vào phần chênh lệch giá.

Số liệu thống kê cho thấy, hiện có hơn 5 ngàn hécta diện tích cây trồng ở Đồng Nai được lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, tập trung nhiều ở các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú và Định Quán. Riêng Xuân Lộc có trên 2 ngàn hécta đất sản xuất được đầu tư lắp đặt hệ thống này.

Diện tích cây tiêu ở Xuân Thọ và Suối Cao (huyện Xuân Lộc) nhờ áp dụng tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống tưới đã đạt năng suất từ 7-10tấn/hécta, tăng 4 -6 tấn/hécta so với năng suất bình quân toàn huyện; cây điều đạt năng suất từ 3-3,5 tấn/hécta, tăng 1-1,5 tấn/hécta.

Đối với cây xoài ở Xuân Hưng, nhờ hệ thống tưới tiết kiệm, nông dân đã chủ động được mùa vụ nên năng suất đạt từ 30 - 35 tấn/hécta, cao hơn gấp 3 lần năng suất bình quân chung, đồng thời bà con cũng có thể xử lý cho sản phẩm trái mùa nên có giá bán cao hơn so với mùa thuận.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Nuôi Lươn Trong Chum Làm Giàu Từ Nuôi Lươn Trong Chum

Lươn sống ở mương, lạch, nơi đầm lầy, ruộng lúa. Lươn không chỉ là món ăn đặc sản giàu dinh dưỡng mà theo các thầy thuốc đông y, còn là vị thuốc có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp... Vì vậy, lươn trở thành loại thực phẩm có giá trị cao.

22/12/2014
Bơm Tạp Chất Vào Tôm Âm Mưu Phá Hoại? Bơm Tạp Chất Vào Tôm Âm Mưu Phá Hoại?

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở ĐBSCL. Từ đó đến nay, nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn đang nở rộ, nhất là vào thời điểm giáp vụ, khan hiếm nguyên liệu ở khu vực này.

24/12/2014
Bình Định Phát Hiện Nhiều Trường Hợp Sử Dụng “Nghề Cấm” Trong Lĩnh Vực Khai Thác Thủy Sản Bình Định Phát Hiện Nhiều Trường Hợp Sử Dụng “Nghề Cấm” Trong Lĩnh Vực Khai Thác Thủy Sản

Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm

24/12/2014
Chống Rét Cho Vật Nuôi Không Đổ Bệnh Chống Rét Cho Vật Nuôi Không Đổ Bệnh

Thời tiết đang rét đậm kèm theo gió mùa Đông Bắc nên sức đề kháng của vật nuôi và thủy sản giảm, sinh trưởng phát triển chậm, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết rét hàng loạt nếu như không có biện pháp phòng, chống kịp thời

26/12/2014
Cần Nâng Cấp Hầm Bảo Quản Trên Tàu Khai Thác Hải Sản Cần Nâng Cấp Hầm Bảo Quản Trên Tàu Khai Thác Hải Sản

Những năm qua, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản của ngư dân Tiền Giang lên đến 30%. Nguyên nhân chính là do hầm bảo quản không đảm bảo, phương pháp bảo quản còn lạc hậu, khiến chất lượng hải sản giảm sút. Do đó, việc nâng cấp hầm bảo quản, áp dụng các phương pháp bảo quản tiên tiến là vô cùng cần thiết, để giảm tổn thất sau thu hoạch.

26/12/2014