Tưới Nước Ít Hơn Vẫn Bảo Đảm Năng Suất Cà Phê

Tưới nước ít hơn vẫn bảo đảm năng suất, thông tin này được giới khoa học đưa ra thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm của nông dân làm cà phê. Điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa khi tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đang hiện hữu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, trong đó có sự sụt giảm mực nước ngầm phục vụ tưới tiêu cho cây trồng…
Dak Lak là tỉnh đóng góp khoảng 40% sản lượng cà phê của Việt Nam. Để việc canh tác cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc bảo đảm đủ nước tưới trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 là cực kỳ cần thiết. Trước đây nông dân thường tưới nhiều gấp đôi lượng nước được khuyến cáo.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, không phải tưới nhiều nước là đem lại hiệu quả kinh tế. Bởi cùng với vấn đề tưới nước còn bao gồm nhiều chi phí khác như nhân công, nhiên liệu và thiết bị, chiếm khoảng 15-20% tổng chi phí sản xuất cà phê.
Tính theo phương pháp của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc, tổng lượng nước cần thiết cho sản xuất cà phê hằng năm là 1.388 mm, trong đó các tháng mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 cần 529 mm nước. Trong khi đó lượng mưa trong giai đoạn này chỉ đạt 113 mm.
Thêm nữa với khoảng 57% tổng lượng nước tưới được lấy từ nước ngầm và 95% lượng nước này được dùng để tưới cà phê thì đây thực sự là một thách thức khi vấn đề cạn kiệt nguồn nước ngầm ngày càng trầm trọng.
Các thử nghiệm thực tế trong những điều kiện thích hợp đã chứng minh rằng: tưới nước ít hơn 40% so với lượng nước được khuyến cáo sẽ không làm giảm năng suất cà phê. Thậm chí mức độ ức chế về nước cao hơn vẫn đem lại hiệu quả bởi mức độ ức chế sẽ kích thích cho cây ra hoa và đậu quả. Và vấn đề là ở chỗ cần phải có lịch tưới tối ưu.
Ví dụ với lượng mưa trung bình trong tháng 11, tháng 12 năm trước, chỉ cần khoảng 150 mm nước tưới cho cà phê trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 là đủ (tương đương 455 lít/cây/lần tưới x 3 lần). Nếu các tháng 11, tháng 12 năm trước có lượng mưa lớn, chỉ cần 80-120 mm nước tưới cho cà phê là đủ (tương đương 300 lít/cây/lần tưới x 3 lần).
Một điều tra cho thấy hơn 50% nông dân tưới nhiều nước hơn lượng nước tối ưu nói trên, năng suất thu được lại thấp hơn, trung bình 2,4 tấn/ha, trong khi những nông dân tuân thủ cách tưới tối ưu vẫn đạt năng suất 3-4 tấn/ha.
Trước thực trạng sự sụt giảm tài nguyên nước đến mức báo động, cùng với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp khác như kiên cố hóa kênh mương, khuyến khích trồng cây che bóng, đai rừng chắn gió, tăng cường lượng phân bón hữu cơ…, việc nâng cao nhận thức của nông dân về sử dụng nước bền vững trong sản xuất cà phê là điều cần thiết.
Theo như khuyến cáo của các chuyên gia, với khoảng 400 lít/cây/đợt tưới là đủ để đạt hiệu quả kinh tế và năng suất lên tới 4 tấn/ha. Bên cạnh đó, cần thiết kế một chương trình tập huấn chuẩn và bồi dưỡng năng lực cho nông dân trồng cà phê về quản lý nước bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, bệnh đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện, gây hại với tỷ lệ phổ biến 1-2%, nơi cao 20%, cục bộ theo chòm trên lúa mùa tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé, TP. Điện Biên Phủ…
Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Văn Thắng lên đường tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1970 trong một trận đánh ác liệt tại chốt cầu Khởi, ông Thắng bị thương phải về bệnh viện dã chiến K116 điều trị. Đến năm 1972, ông Thắng xuất ngũ trở về quê hương tại thôn An Bản, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Sau 2 năm tiến hành nuôi thử nghiệm, sáng 28/7, Trung tâm Thủy sản Điện Biên và Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm Hemibarus gattaus thương phẩm trong ao” (sau đây gọi tắt là dự án nuôi cá lăng thương phẩm).
Nhằm tìm ra những đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần đa dạng cơ cấu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 7/2015, Trung tâm Thủy sản triển khai thí điểm mô hình “nuôi cá chạch đồng trong ao” bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.

Đó là nội dung được rất nhiều đại biểu đưa ra thảo luận tại hội nghị "Triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020" do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 22-7.