Trang chủ / Rau củ quả / Khoai ngọt (Khoai mỡ)

Tưới Nước Cho Khoai Tây Vụ Đông

Tưới Nước Cho Khoai Tây Vụ Đông
Ngày đăng: 31/07/2013

Khoai tây là cây trồng ưa lạnh, nhiệt độ thích hợp cho khoai tây sinh trưởng phát triển từ 16-18 độ C. Thời vụ trồng khoai tây tập trung từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11 và thu hoạch từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 năm sau. Thời gian cây khoai tây sinh trưởng, phát triển mạnh đúng vào các tháng khô hạn nhất trong năm. Cho nên việc tưới nước cho khoai không những có tác dụng giữ ẩm mà còn làm tăng hiệu quả của phân bón , góp phần tăng năng suất cây trồng.

Trong quá trình sinh trưởng phát triển của khoai tây có 4 thời kỳ có nhu cầu về nước khác nhau: Thời kỳ mọc và cây con, thời kỳ hình thành tia củ, thời kỳ củ phình to và thời kỳ từ khi củ đã trưởng thành đến khi thu hoạch. Trong sản xuất thì phải tính đến hiệu quả kinh tế cho nên tưới nước lúc nào, tưới bao nhiêu lần, tưới nhẹ hay tưới đẫm không chỉ dựa vào nhu cầu nước của cây trong từng giai đoạn khác nhau mà cần phải dựa vào độ ẩm của đất, tình hình thời tiết, khí hậu…để có quyết định chính xác.

Khoai tây ở thời kỳ trồng, cây mới mọc còn nhỏ thì cây dựa 1 phần vào lượng nước còn trong củ và độ ẩm của đất, đến khi cây phân cành, đâm tia thì lượng nước trong đất vẫn còn khá cao, lúc này mới là cuối mùa mưa, có nhiều năm vẫn còn những trận mưa lớn.

Giai đoạn cây có nụ kéo dài cho đến khi thân lá ngừng phát triển là lúc yêu cầu về nước rất cao để giúp cho cây phát triển thân lá, tia củ phình to, đồng thời lúc này ứng với tháng 12 ít mưa nên rất cần tưới nước, đất cần có độ ẩm bằng hoặc trên 80%, nếu độ ẩm đất thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất.

Sang giai đoạn từ khi cây ngừng phát triển thân lá đến thu hoạch thì nhu cầu nước lại giảm, nhưng lại đúng vào tháng 1 trời hanh khô ít mưa nên cũng rất cần tưới nước để giúp cho quá trình tích luỹ và vận chuyển các chất hữu cơ về củ.

Trong sản xuất khoai tây, để đảm bảo được độ ẩm cần thiết thường sau khi cây mọc được khoảng 15 đến 20 ngày, nếu thấy đất thiếu ẩm là tiến hành tưới lần thứ nhất, sau đó khoảng 15-18 ngày lại tưới tiếp lần thứ 2, tưới khoảng 3-4 lần như vậy.

Cách tưới tốt nhất là tưới theo rãnh (kể cả hàng đơn và hàng kép). Cho nước vào rãnh ngập 1/2 đến 2/3 chiều cao luống trong vài giờ (tuỳ theo yêu cầu tưới nhẹ hay tưới đẫm) rồi tháo kiệt. Đối với chân ruộng để làm giống cho vụ sau cũng nên tưới ít hơn để quá trình bảo quản đỡ hao hụt, ít bị bệnh…Sau khi tưới xong có thể xới phá váng kết hợp với bón thúc cho khoai


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Trồng Củ Từ Kinh Nghiệm Trồng Củ Từ

Khoai từ không đơn giản chỉ là một món ăn dân dã quen thuộc mà nó còn là một vị thuốc quý có lợi cho cơ thể. Dưới đây chúng tôi xin nói rõ hơn về những tính năng công dụng chữa bệnh của loại củ này, và chắc hẳn mọi nguời sẽ thêm khoai từ trong thực đơn hàng ngày để có một sức khỏe dồi dào hơn.

15/01/2011
Cách Trồng Khoai Môn Cách Trồng Khoai Môn

Khoai môn dùng ăn chín, chế biến thực phẩm, đặc biệt có thể xuất khẩu củ tươi và dùng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp rất có giá trị như khoai chiên, bột dinh dưỡng trẻ em...

15/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Khoai Từ, Khoai Mỡ Kỹ Thuật Trồng Khoai Từ, Khoai Mỡ

Khoai Từ, Khoải Mở (Vạc) là hai loài cây có củ thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae). Tại Việt Nam, từ, vạc có ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng trung du và bán sơn địa.

15/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Khoai Tây Giống Vụ Xuân Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Khoai Tây Giống Vụ Xuân

Sau trồng khoảng 15 - 20 ngày cần tiến hành ngắt ngọn, nhằm kích thích cho khoai tây ra nhiều tia củ. Khoai để làm giống yêu cầu có chất lượng cao với hàm lượng nước thấp hơn khoai thịt nên tuỳ theo chân đất cần phải bón đủ lượng phân, nhất là phân lân và kali. Trung bình 1 sào (360m2) bón: phân chuồng hoai mục 4-5 tạ + đạm urê 9-10kg + 20 kg lân supe và 6-7 kg kali.

21/12/2011
Cách Trồng Khoai Môn, Khoai Sọ Cách Trồng Khoai Môn, Khoai Sọ

Ở miền Bắc khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ sượng và ngứa.

19/02/2011