Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tung Tin Đồn Hòng Mua Sắn Non

Tung Tin Đồn Hòng Mua Sắn Non
Ngày đăng: 22/07/2014

Trên địa bàn xã vùng sâu Lơ Ku, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), những tháng gần đây xuất hiện một số đối tượng tung tin đồn Trung Quốc sẽ không mua nông sản của Việt Nam, hòng lừa người dân bán sắn non cho họ.

Thông tin này làm cho nhiều hộ nông dân trong xã Lơ Ku hoang mang, lo lắng và họ đã báo chính quyền địa phương để xác minh. Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, Đảng ủy xã Lơ Ku đã chỉ đạo cho chính quyền, mặt trận, các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân và tiến hành điều tra làm rõ.

Ông Trần Văn Bảy, nông dân ở thôn 2 (xã Lơ Ku), một trong nhiều hộ dân đã từng gặp và trao đổi với các đối tượng tung tin đồn cho biết, ban đầu họ gặp nông dân trong vùng và nói đi mua sắn non với giá từ 10 đến 15 triệu đ/ha. Nếu bà con không bán thì cuối năm 2014, Trung Quốc không mua sắn nữa và cho không cũng không ai thèm tới lấy. Nhờ cảnh giác cao nên bà con nông dân đã không đồng ý.

Theo tính toán của nông dân xã Lơ Ku, nếu 1 ha sắn được chăm sóc tốt, với giá bán khoảng 2.000 đ/kg sắn tươi thì sẽ thu về gần 25 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí. Trong khi đó, các thương lái chỉ mua với giá từ 10 đến 15 triệu đồng/ha.

Như vậy, động cơ của các thương lái này khi đưa ra thông tin trên để làm nhụt chí bà con, nhằm mua sắn non của nông dân với giá rẻ mạt. Với tính toán như vậy, mỗi ha sắn mà các đối tượng này mua được sẽ có lời từ 10 đến 15 triệu đồng/ha. Theo ghi nhận, hiện cây sắn đang là cây trồng chủ lực ở vùng Đông Gia Lai, giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ổn định.

Ngày 17/7, ông Hồ Xuân Dương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Lơ Ku, cho biết: Sau khi nắm bắt được tình hình thì lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền phối hợp với mặt trận và các ban ngành, đoàn thể trong xã xuống các thôn, làng nắm bắt tình hình cụ thể.

Đồng thời, tuyên truyền, động viên bà con không nên tin vào những lời đồn thất thiệt và không bán sắn non cho các đối tượng trên, ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình. Đảng ủy xã Lơ Ku cũng đã chỉ đạo lực lượng Công an xã kiểm tra, xác minh các đối tượng, các thương lái để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Trước đó, các thương lái Trung Quốc cũng đã đến các vùng chuyên canh của tỉnh Gia Lai để thu mua rễ, gốc cây hồ tiêu; thuê đất để trồng dưa hấu… một cách rất mơ hồ.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Chăn Nuôi Bò Phát Triển Chăn Nuôi Bò

Việc nuôi bò không chỉ có 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang), mà ngay cả vùng đầu nguồn, các huyện cù lao và ven sông Hậu cũng phát triển mạnh. Mô hình “2b” (trồng bắp và nuôi bò) trở nên phổ biến, khi nông dân tận dụng phụ phẩm trồng trọt để chăn nuôi, vừa giải quyết việc làm, vừa tăng thu nhập cho gia đình ở nông thôn.

09/09/2013
Hàn Quốc Đầu Tư Phát Triển Vùng Trồng Ớt Tại Ninh Thuận Hàn Quốc Đầu Tư Phát Triển Vùng Trồng Ớt Tại Ninh Thuận

Sáng ngày 4-9, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Chen Jedang Corpration - Hàn Quốc (Tập đoàn CJ) tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ “Phát triển vùng chuyên canh ớt gắn với xây dựng nhà máy chế biến ớt khô, đóng gói tại Ninh Thuận để xuất khẩu”.

09/09/2013
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Xã Ninh Thới (Trà Vinh) Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Xã Ninh Thới (Trà Vinh)

Bằng nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong năm 2013, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có 5 hộ ở 3 ấp Mỹ Văn, Trà Điêu và Rạch Đùi được hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng để đầu tư thả nuôi trên 27.000 con cá lóc, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

10/09/2013
Hỗ Trợ Công Nghệ Mới Cho Hầm Bảo Quản Của Tàu Cá Đà Nẵng Hỗ Trợ Công Nghệ Mới Cho Hầm Bảo Quản Của Tàu Cá Đà Nẵng

Ngày 9-9, ông Trương Duy Khôi, Phó phòng Khuyến ngư, Trung tâm khuyến Ngư-Nông-Lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) thành phố Đà Nẵng, cho biết đơn vị vừa hỗ trợ 20,656m3 vật liệu PU (Polyurethane) thuộc mô hình "Hầm bảo quản sản phẩm cho tàu khai thác xa bờ năm 2013" cho 2 hộ tàu cá trên địa bàn quận Sơn Trà, với tổng giá trị gần 120 triệu đồng.

10/09/2013
Làng Chài Đổi Đời Làng Chài Đổi Đời

Khoảng một thập niên trước, bà con ngư dân làng Hương Giang, xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) sống lênh đênh trên mặt nước nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được định cư lên bờ, bà con ở đây đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhà cửa xây dựng khang trang, con cái học hành đến nơi đến chốn...

11/09/2013