Tự Phát Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Chiều 29-3, ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Nông, Đồng Tháp, cho biết: “Gần đây nhiều hộ dân trong huyện tự phát thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Đây là loài thủy sản hoàn toàn xa lạ đối với vùng nước ngọt quanh năm như Đồng Tháp. Từ một vài hộ nuôi ban đầu thu được lợi nhuận cao nên nhiều hộ khác làm theo, nâng diện tích tôm thẻ chân trắng ở huyện lên khoảng 20ha”.
Qua tìm hiểu được biết, những nông dân ở huyện Tam Nông thấy thời gian qua tôm thẻ chân trắng liên tục “hút hàng, tăng giá”, ai nuôi đạt thì thu về lợi nhuận cao hơn nuôi cá tra, cá lóc, ươm cá giống…
Ở một số địa phương khác cũng bắt đầu chuyển đổi ao hầm, khoan giếng… để nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, nuôi tôm càng xanh mùa lũ là thế mạnh của Đồng Tháp và tỉnh đã quy hoạch phát triển nghề nuôi tôm càng xanh lâu dài.
Đối với tôm thẻ chân trắng thường được nuôi ở vùng nước lợ, nước mặn thuộc các tỉnh ven biển, trong khi Đồng Tháp là vùng nước ngọt nên không phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng, người dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng là rất đáng lo, bởi nguy cơ phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng tới vùng nuôi tôm càng xanh và các sản phẩm nông nghiệp khác, do tôm thẻ chân trắng là đối tượng rất dễ lây lan mầm bệnh.
Hiện tại, Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp cùng chính quyền địa phương kiểm tra tất cả hộ dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng, để có hướng quản lý chặt chẽ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22/5/2015, tại Bạc Liêu, Tổng cục Thủy sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản phối hợp với Tạp chí Thủy sản Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020, định hướng năm 2030”

Ngày 24/5, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, sau thời gian rớt giá mạnh, khoảng gần 1 tháng trở lại đây, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn Phú Yên đã tăng trở lại.

Ở nước ta vào mùa hè thời tiết nắng nóng, oi bức. Đây là một trong những yếu tố gây bất lợi rất lớn đối với sức khoẻ vật nuôi, đặc biệt nắng nóng gây thiệt hại lớn trên đàn bò sữa như giảm sản lượng sữa, dễ phát sinh các bệnh cảm nắng, cảm nóng, ký sinh trùng đường máu và các bệnh truyền nhiễm khác gây thiệt hại lớn về kinh tế, thậm chí gây chết bò sữa nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

Ông Nguyễn Minh Tiến ở thôn Tình Lam, xã Đại Thành (Quốc Oai, Hà Nội) cho hay, hươu sao không kén thức ăn, sức đề kháng cao, ít khi bị bệnh...

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Cùng với lúa gạo, xoài, hoa kiểng và cá tra, tỉnh vừa quyết định chọn thêm con vịt vào danh sách tập trung đầu tư.