Nuôi Tôm theo hướng VietGAP để đảm bảo an toàn

Thời gian gần đây, vấn đề lo lắng nhất của người nuôi Tôm chính là làm sao giảm được dịch bệnh.
Các nghiên cứu đánh giá tác động của nghề nuôi trồng thủy sản đến môi trường xung quanh và của môi trường tác động đến nghề nuôi thủy sản đang rất được quan tâm.
Vì cùng với sự gia tăng về diện tích nuôi Tôm nước lợ thì môi trường càng bị ô nhiễm, dẫn đến dịch bệnh xảy ra nhiều hơn.
Ông Diệp Thành Nhơn – hộ nuôi tôm ở xã Trung Bình, huyện Trần Đề cho biết: “Bà con nuôi Tôm luôn xác định trong quá trình nuôi ít nhiều cũng có dịch bệnh xảy ra, nên bà con luôn tuân thủ theo lịch thời vụ, thường xuyên theo dõi độ mặn, vệ sinh môi trường… phải quản lý cho tốt để hạn chế thiệt hại”.
Thực tế qua thời gian áp dụng, tại các tổ chức được hỗ trợ áp dụng mô hình VietGAP, đã từng bước thấy rõ hiệu quả, trước nhất là kiểm soát an toàn môi trường ao nuôi Tôm, từ đó hạn chế rõ rệt tỉ lệ Tôm nuôi bị thiệt hại.
Ông Ngô Công Luận – Giám đốc HTX Nông ngư 14/10 ấp Hòa Nhờ A, xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Nuôi theo mô hình VietGAP có những thuận lợi như cắt được mầm bệnh, dịch bệnh trên Tôm được kiểm soát, môi trường nuôi an toàn.
Tăng cường sử dụng vi sinh trong quá trình nuôi để hạn chế lượng kháng sinh, hóa chất trong ao, giảm chi phí trong quá trình nuôi.
Vụ nuôi năm rồi tôi áp dụng mô hình VietGAP rất thành công”.
Theo thạc sĩ Phan Bạch Vân – Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng: “Về nuôi Tôm theo mô hình VietGAP, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, tổng kết, rút kinh nghiệm những mô hình nuôi thí điểm để rà soát những tiêu chí mà khả năng người dân thực hiện được và những tiêu chí nào cần có sự hỗ trợ của Nhà nước”.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người nuôi tôm cách xử lý nước trong ao nuôi Bên cạnh đó, khi người nuôi Tôm thực hiện đúng các quy trình VietGAP sẽ tiết kiệm được thời gian, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí thức ăn và tăng tỉ lệ Tôm sống, tăng hiệu quả sản xuất, tăng độ an toàn thực phẩm.
Đối với doanh nghiêp, khi thu mua Tôm nuôi theo VietGAP, sẽ có được sản phẩm an toàn, giảm chi phí kiểm dịch, vừa đảm bảo uy tín doanh nghiệp.
Đối với người tiêu dùng, sẽ không phải lo lắng về an toàn thực phẩm, được sử dụng sản phẩm với giá thành hợp lý.
Do đó, tuy việc nhân rộng mô hình này còn nhiều khó khăn, nhưng việc phát triển nuôi Tôm theo VietGAP sẽ trở thành xu hướng chung mà nông dân nên nghĩ đến và làm theo, để phát triển ngành nghề nuôi thủy sản theo hướng lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây ở vùng gò đồi xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình nuôi hươu lấy nhung đang được người dân xem là hướng làm giàu mới nhiều triển vọng.
Mặc dù chỉ mới bước vào giai đoạn đầu mùa, nhưng giá nhiều loại trái cây đang giảm mạnh, một số trái cây rớt giá thảm khiến nhà vườn khốn đốn như ổi chỉ còn 500 - 700 đồng/kg, xoài ghép 2.000 - 2.500 đồng/kg.

Huyện Lạng Giang (Bắc Giang) hiện có 30 ha chanh đào cho thu hoạch, tăng 5 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng chanh tập trung ở các xã: Tiên Lục, Tân Thanh và Hương Lạc.

Với mức giá tăng từ 4.000 – 5.000 đồng/kg, nông dân trồng thanh long đang có lãi khoảng 60 triệu đồng/ha.

Với bờ biển dài, có 2 cửa lạch, lực lượng, phương tiện đánh bắt hùng hậu, hệ thống hồ, đầm nuôi tôm tập trung... Thủy sản Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tiềm năng lợi thế đó trở thành sức hấp dẫn mới thu hút các nhà đầu tư, tạo ra những tiền đề, điều kiện để ngành kinh tế thủy sản địa phương phát triển trong giai đoạn mới.