Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tự Phát Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Tự Phát Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Ngày đăng: 01/04/2014

Chiều 29-3, ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Nông, Đồng Tháp, cho biết: “Gần đây nhiều hộ dân trong huyện tự phát thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Đây là loài thủy sản hoàn toàn xa lạ đối với vùng nước ngọt quanh năm như Đồng Tháp. Từ một vài hộ nuôi ban đầu thu được lợi nhuận cao nên nhiều hộ khác làm theo, nâng diện tích tôm thẻ chân trắng ở huyện lên khoảng 20ha”.

Qua tìm hiểu được biết, những nông dân ở huyện Tam Nông thấy thời gian qua tôm thẻ chân trắng liên tục “hút hàng, tăng giá”, ai nuôi đạt thì thu về lợi nhuận cao hơn nuôi cá tra, cá lóc, ươm cá giống…

Ở một số địa phương khác cũng bắt đầu chuyển đổi ao hầm, khoan giếng… để nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, nuôi tôm càng xanh mùa lũ là thế mạnh của Đồng Tháp và tỉnh đã quy hoạch phát triển nghề nuôi tôm càng xanh lâu dài.

Đối với tôm thẻ chân trắng thường được nuôi ở vùng nước lợ, nước mặn thuộc các tỉnh ven biển, trong khi Đồng Tháp là vùng nước ngọt nên không phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng, người dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng là rất đáng lo, bởi nguy cơ phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng tới vùng nuôi tôm càng xanh và các sản phẩm nông nghiệp khác, do tôm thẻ chân trắng là đối tượng rất dễ lây lan mầm bệnh.

Hiện tại, Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp cùng chính quyền địa phương kiểm tra tất cả hộ dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng, để có hướng quản lý chặt chẽ.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá tra công nghiệp Hiệu quả từ mô hình nuôi cá tra công nghiệp

Hiện nay, mô hình nuôi cá tra công nghiệp ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển khá mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó có ông Nguyễn Văn Đời (sinh năm 1954), cư ngụ tại ấp Tân An, xã Tân Phong.

11/07/2015
Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã có bộ dữ liệu ban đầu về vùng nuôi, chủ thể vùng nuôi cá tra ĐBSCL Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã có bộ dữ liệu ban đầu về vùng nuôi, chủ thể vùng nuôi cá tra ĐBSCL

Ngày 7-7, Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức cuộc họp báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm 2015 và kết quả 1 tháng áp dụng Giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm cho đăng ký Hợp đồng xuất khẩu theo Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.

11/07/2015
Lào Cai sẽ cung ứng cho thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm vào năm 2020 Lào Cai sẽ cung ứng cho thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm vào năm 2020

Đó là định hướng quy hoạch phát triển thủy sản được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2020.

11/07/2015
Chuyển động của ngành nuôi thủy sản Chuyển động của ngành nuôi thủy sản

Tiền Giang có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nghề nuôi thủy - hải sản. Nhìn nhận thực tế từ những năm qua cho thấy, nghề nuôi trồng thủy sản đã có những giai đoạn phát triển rất "nóng", tập trung vào nuôi tôm công nghiệp, cá tra, cá bè hay nhuyễn thể.

11/07/2015
Việt Nam tăng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, Hồng Kông Việt Nam tăng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, Hồng Kông

Tính đến ngày 27-6-2015, các doanh nghiệp trong cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu 475.294 tấn cá tra các loại, trong đó Trung Quốc và Hồng Kông chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính đến thời điểm này, theo báo cáo của Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).

11/07/2015