Tự Chứng Nhận Nguồn Gốc Xuất Xứ Lợi Ích Lớn Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu

Tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX), DN sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí nếu so sánh với việc xin cấp chứng nhận xuất xứ như hiện nay. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký EFTA và VCCI tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Việc thực hiện cơ chế này được đánh giá sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức thực hiện kiểm tra nguồn gốc hàng hóa. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước tại nước XK sẽ không chịu trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc hàng hóa mà các DN XK phải tự khai xuất xứ của hàng hóa.
Những DN XK được các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép TCNXX sẽ được tự xác định xuất xứ sản phẩm XK, đáp ứng các tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ theo tiêu chuẩn chung. Bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) - đánh giá: Cơ chế TCNXX hàng hóa mang lại nhiều lợi ích cho DN, bởi thay vì chuẩn bị hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa rồi đi đến cơ quan có thẩm quyền để xin chứng nhận hồ sơ này thì khi tham gia cơ chế TCNXX, sau bước xây dựng hồ sơ giải trình, DN có thể tự đứng ra cam kết về xuất xứ của lô hàng đó. Do đó, cơ chế này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đáng kể cho DN.
Ông Trần Trung Thực - Vụ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA:
Bộ Công Thương đang hỗ trợ cho DN bằng cách tổ chức các buổi hội thảo để cung cấp thông tin về cơ chế TCNXX hàng hóa. Về lâu dài, khi quyết định tham gia cơ chế này, Bộ sẽ mở các lớp đào tạo để cấp giấy chứng nhận DN đủ điều kiện TCNXX hàng hóa.
Thừa nhận cơ chế TCNXX hàng hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN, nhưng ông Trần Trung Thực - Vụ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA - thừa nhận, không phải dễ dàng để tham gia cơ chế này bởi 2 lý do: Thứ nhất, DN muốn đủ điều kiện thực hiện TCNXX hàng hóa phải có đủ năng lực và quy mô sản xuất tương đối lớn; thứ hai, để tham gia cơ chế TCNXX hàng hóa, Việt Nam phải thay đổi nhiều chính sách để phù hợp hơn.
Trước mắt, để bảo đảm lợi ích cho DN, Việt Nam đang từng bước thử nghiệm áp dụng cơ chế TCNXX hàng hóa trong các nước ASEAN – khu vực bắt buộc các quốc gia phải tham gia cơ chế TCNXX hàng hóa. Về lâu dài, Việt Nam sẽ xây dựng lộ trình để từng bước tham gia cơ chế TCNXX hàng hóa, đặc biệt với các quốc gia Việt Nam đang tiến hành đàm phán, ký kết các FTA.
Có thể bạn quan tâm

Do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng ngay từ đầu hè nên nhiều diện tích chè tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị cháy búp, gây thiệt hại lớn.

Việc hướng nông dân làm theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là hết sức bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.

Theo tính toán của Cục trồng trọt Bộ NN&PTNT, tới đây, sẽ có 4.000 tỷ đồng hỗ trợ người trồng lúa. Khoản chi này sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước hàng năm để giúp người trồng lúa theo nghị định số 42 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất lúa có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây.

Nhiều năm trước, cũng như nhiều người dân địa phương, gia đình ông Bùi Đức Công ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chỉ trồng những loại cây ăn trái giống cũ nên năng suất và thu nhập thấp. Kể từ khi ông áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cây trồng phù hợp bằng những loại giống cây trồng mới đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần.

Từ nhiều năm nay, bà con nông dân ở các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An …và một số tỉnh ở miền Đông Nam bộ đã phấn khởi nhờ trồng ớt chỉ thiên mang lại hiệu quả đáng kể. Mặc dù, hiện nay giá ớt trên thị trường đôi lúc biến động, nhưng đa số bà con đều thu nhập cao hơn so với trồng lúa.