Tự Cấp Vùng Nguyên Liệu - Hướng Phát Triển Bền Vững

Hiện nay, để tránh tình trạng thiếu nguyên liệu, thu mua cạnh tranh, sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn đang ngày càng có xu hướng “tự cấp”.
Đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có gần 40% diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL “treo ao” sau thời gian dài bị thua lỗ dẫn đến tình trạng này thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, khiến cho các doanh nghiệp không ít lần phải buộc giảm công suất chế biến, giảm công nhân. Hơn nữa hiện nay, người tiêu dùng thế giới đang đòi hỏi sản phẩm thủy sản phải có tính an toàn, thân thiện môi trường.
Khắc phục tình trạng này, trong vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu. Đây được coi là hướng đi phản ánh xu hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp thủy sản, đồng thời đảm bảo sản xuất và lợi nhuận ổn định.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết: “Dự kiến năm 2011, Minh Phú sẽ đầu tư 393 tỷ đồng để mở rộng diện tích vùng nuôi tôm nguyên liệu lên 650 ha, đồng thời sẽ đưa Nhà máy Minh Phú – Hậu Giang vào hoạt động”. Và theo đại diện Công ty Hùng Cá, so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu trên mỗi đơn vị cá tra 6 tháng đầu năm nay tăng ít nhất gần 30%, nên doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào vùng nuôi và với diện tích khoảng 400 ha, Công ty hoàn toàn có thể chủ động được nguyên liệu.
Còn theo ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty CP Hùng Vương, đơn vị hiện nay chủ động phần lớn về nguyên liệu thì hầu hết các doanh nghiệp trong ngành thủy sản đã ý thức đến việc đầu tư, chủ động nguồn nguyên liệu riêng cho mình.
Lợi ích nhân đôi
Ông Nguyễn Văn Ký, Tổng giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang cho biết, nếu doanh nghiệp tự quản lý, giá thành nguyên liệu sẽ rẻ hơn từ 1.500-2.000 đồng. Còn theo ông Minh, việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu sẽ mang lại nhiều lợi ích, ở Hùng Vương, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/kg cá tra nguyên liệu thấp hơn so với bên ngoài là 0,2 kg. Và điều quan trọng là chất lượng tốt hơn hẳn, chỉ cần 2,7-2,8 kg nguyên liệu chế biến ra 1 kg fillet, trong khi mức trung bình hiện nay là 3,1 kg.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi sẽ có cơ hội đạt được các chứng nhận uy tín thế giới sẽ giúp củng cố hình ảnh, giá trị sản phẩm, đặc biệt là cá tra. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp thủy sản đang tăng mạnh vốn đầu tư vào vùng nguyên liệu giúp doanh nghiệ nâng giá bán thủy sản và giá bán cao lại thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.
Đây là hướng đi phản ánh xu hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp thủy sản.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP: Việc giá trị xuất khẩu cá tra tăng gần 30% so với cùng kỳ, đạt gần 800 triệu USD, một phần là do chất lượng sản phẩm cải thiện đáng kể nhờ doanh nghiệp kiểm soát tốt vấn đề nuôi trồng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan Thanh Sơn, ấp Quý Thạnh, xã Tân Hội (TX. Cai Lậy) được người dân nơi đây biết đến bởi sự cần cù, siêng năng, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, đến nay ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, nhờ mô hình nuôi gà nòi thả vườn.

Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm… Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.

Trên vùng đất nông nghiệp khá xa xôi, hẻo lánh ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà, Hàm Tân bây giờ đã hình thành cơ sở nhân hạt giống các loại cây trồng nông nghiệp nổi tiếng trong nước mang tên Đồng Tiền Vàng. Chính người con của vùng đất khô cằn này sau khi tốt nghiệp đại học cùng người bạn thân của mình đã quay về gầy dựng nên thương hiệu cho quê nhà…

Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng (OBV) đem về luộc, sơ chế để bán cho các chủ vựa rồi xuất sang Trung Quốc.