Từ 400m2 Nuôi Ếch, Mỗi Năm Thu 200 Triệu Đồng

Với diện tích trên 400m2, gia đình anh Dương Kim Sơn (59 tuổi), ở xóm Hồng Dinh, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình nuôi ếch giống và ếch thịt.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất gió Lào, cát trắng, tự nhận thấy làm nông nghiệp không mang lại lợi nhuận cao và không đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình, anh Sơn “liều mình” đầu tư vào một lĩnh vực mới là nuôi ếch. Chính thức nuôi ếch vào năm 2003, với kinh nghiệm và số vốn ít ỏi ban đầu anh đã hùn vốn làm hợp tác xã cùng với một số người.
Ban đầu hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thuốc dành riêng cho ếch chưa có, thức ăn cũng phải sử dụng thức ăn của cá rô phi, kinh nghiệm hạn hẹp chủ yếu là tự mày mò, học hỏi. Chính vì thế hợp tác xã thường xuyên thua lỗ. Sau đó hợp tác xã của anh Sơn tiếp tục nuôi ếch kết hợp với nuôi ba ba, tuy nhiên, anh lại thất bại, hợp tác xã phải đóng cửa.
Không can tâm thất bại, với lòng quyết tâm của mình, đầu năm 2010, anh đã gây dựng cơ nghiệp nuôi ếch trong ao nhà. Ban đầu, số ếch giống được anh nhập từ Thái Lan về. Để tiết kiệm chi phí giống, anh Sơn cho nhân giống ếch con từ số ếch bố mẹ ban đầu.
Hiện nay, cả diện tích ếch thịt và ếch giống chiếm trên 400m2. Số ếch giống của gia đình anh được nhập ra các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh... với giá 1.000 đồng/con. Còn số lượng ếch thịt được nhập trong tỉnh với giá 60.000 đồng/kg. Hiện nay mỗi năm gia đình anh nuôi 2 vụ ếch, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Vừa đóng ếch giống vào thùng để chuẩn bị gửi ra Bắc cho khách hàng, anh Sơn tươi cười nói: “Nuôi ếch giống rất khó, nhưng càng khó mình càng muốn làm. Nuôi ếch không chỉ nhằm bán được nhiều, số lượng lớn mà còn phải làm sao để đảm bảo an toàn và có chất lượng tốt để luôn giữ được thị trường là điều cần cho người chuyên cung cấp các mặt hàng được coi là “đặc sản” như ếch.
Có thể bạn quan tâm

So với 2 quý đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý 3 bắt đầu khởi sắc, nhiều nhà nhập khẩu đẩy mạnh nhập hàng để dự trữ, phục vụ các dịp lễ hội cuối năm. Dù vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính vẫn sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014...

Tạo ra các giống lúa mới chống biến đổi khí hậu và áp dụng kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ được coi là hai trong những giải pháp giảm thiệt hại cho nghề trồng lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)– nơi cung cấp tới 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

UBND huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 vào sáng 29.10.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã bước sang năm thứ 5 với kết quả là đã có hơn 1.100 xã đạt đủ tiêu chí NTM.

Với việc nhân nuôi thành công nhiều giống vật nuôi mới lạ như vịt trời, gà Đông Tảo…, mô hình của ông Phan Văn Miền ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình được nhiều người ví như một “siêu trang trại” độc đáo ở đất cố đô.