Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từ 2016, Muốn Nuôi Cá Tra Phải Áp Dụng VietGap

Từ 2016, Muốn Nuôi Cá Tra Phải Áp Dụng VietGap
Ngày đăng: 26/03/2014

Từ năm 2016 trở về sau, người nông dân, doanh nghiệp muốn tiếp tục nuôi cá tra phải áp dụng tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) hoặc các tiêu chuẩn khác như ASC, GlobalGap.

Đây là một trong các quy định đề ra trong dự thảo Nghị định về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN – PTNT) đang đưa ra lấy ý kiến của các hộ dân, doanh nghiệp nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra.

Nghị định dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.

Không phải bây giờ quy định về tiêu chuẩn VietGAP mới được đưa vào văn bản pháp luật và bắt buộc thực hiện đối với người dân nuôi cá tra mà trong thực tế từ năm 2011, Bộ NN – PTNT đã có quyết định ban hành quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) cho cá tra và đặt mục tiêu đến năm 2015, tối thiểu 30% hộ nuôi đạt được tiêu chuẩn VietGap và sẽ tăng tỷ lệ này lên hơn 80% trong năm 2020.

Tuy nhiên, đến nay, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ NN – PTNT, diện tích nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGap chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Theo ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương, việc doanh nghiệp lựa chọn bộ tiêu chuẩn nào để thực hành là do yêu cầu của từng thị trường tiêu thụ. Trong trường hợp công ty Hùng Vương, doanh nghiệp vừa áp dụng ASC (nuôi thủy sản nước ngọt không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên) cho thị trường các nước Bắc Âu, Đức, trong khi lại thực hành tiêu chuẩn GlobalGap cho các thị trường khác.

Hiện vẫn nhiều doanh nghiệp nuôi trồng theo tiêu chuẩn ASC, GlobalGap, nhưng con số bao nhiêu vẫn chưa được thống kê cụ thể từ các nhà quản lý.

Ngoài việc phải chọn VietGap, hoặc ASC hay GlobalGap thì diện tích nuôi cá tra phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi và chế biến cá tra đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Doanh nghiệp xuất khẩu còn phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp hội Cá tra Việt Nam; nếu không có chứng nhận đăng ký này thì phía Hải quan không cho thông quan.

Theo Bộ NN – PTNT trong năm 2013, diện tích nuôi cá tra là 5.950 héc ta, sản lượng đạt 977.000 tấn. Địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất là Đồng Tháp với 1.875 héc ta, sản lượng tương đương gần 342.000 tấn, Bến Tre có 700 héc ta, sản lượng đạt gần 154.000 tấn, Vĩnh Long là hơn 425 héc ta, sản lượng đạt hơn 101.000 tấn…


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Từ Mô Hình Xen Canh

Đến thôn 4 xã Hưng Bình – huyện Đắk Rlấp hỏi thăm nhà bác Phạm Đình Thuấn thì không ai là không biết bởi bác nổi tiếng là người cần cù chịu khó lại ham học hỏi, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất

15/06/2013
Thêm Lợi Thế Cạnh Tranh Cho Cá Tra Xuất Khẩu Thêm Lợi Thế Cạnh Tranh Cho Cá Tra Xuất Khẩu

Hết năm 2012, ngành cá tra Việt Nam đạt mục tiêu 10% sản lượng cá tra xuất khẩu nhận được chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng thủy sản bền vững (ASC).

20/02/2013
Cần Cải Thiện Nuôi Thủy Sản Ở Đông Nam Á Cần Cải Thiện Nuôi Thủy Sản Ở Đông Nam Á

Trước đây, bột cá rất rẻ và phong phú nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng giảm nên cần tìm các thành phần khác thay thế để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu về sinh thái.

16/06/2013
Hiệu Quả Từ Cây Dưa Lê Xen Vụ Ở Hưng Long (Hải Dương) Hiệu Quả Từ Cây Dưa Lê Xen Vụ Ở Hưng Long (Hải Dương)

Đã từ nhiều năm nay, cây dưa lê trồng xen giữa 2 vụ lúa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình ở xã Hưng Long (Ninh Giang - Hải Dương).

16/06/2013
Cây Chôm Chôm - Hướng Đi Mới Nhiều Triển Vọng Cho Vùng Đất Khó Cây Chôm Chôm - Hướng Đi Mới Nhiều Triển Vọng Cho Vùng Đất Khó

Cây chôm chôm là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Nam nước ta; là loại cây ưa chuộng đất thịt pha cát hay pha sét, tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt; thích hợp với những nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, lượng mưa phân bố hằng năm khoảng 2.000mm…

17/06/2013