Từ 2016, Muốn Nuôi Cá Tra Phải Áp Dụng VietGap

Từ năm 2016 trở về sau, người nông dân, doanh nghiệp muốn tiếp tục nuôi cá tra phải áp dụng tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) hoặc các tiêu chuẩn khác như ASC, GlobalGap.
Đây là một trong các quy định đề ra trong dự thảo Nghị định về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN – PTNT) đang đưa ra lấy ý kiến của các hộ dân, doanh nghiệp nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra.
Nghị định dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.
Không phải bây giờ quy định về tiêu chuẩn VietGAP mới được đưa vào văn bản pháp luật và bắt buộc thực hiện đối với người dân nuôi cá tra mà trong thực tế từ năm 2011, Bộ NN – PTNT đã có quyết định ban hành quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) cho cá tra và đặt mục tiêu đến năm 2015, tối thiểu 30% hộ nuôi đạt được tiêu chuẩn VietGap và sẽ tăng tỷ lệ này lên hơn 80% trong năm 2020.
Tuy nhiên, đến nay, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ NN – PTNT, diện tích nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGap chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Theo ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương, việc doanh nghiệp lựa chọn bộ tiêu chuẩn nào để thực hành là do yêu cầu của từng thị trường tiêu thụ. Trong trường hợp công ty Hùng Vương, doanh nghiệp vừa áp dụng ASC (nuôi thủy sản nước ngọt không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên) cho thị trường các nước Bắc Âu, Đức, trong khi lại thực hành tiêu chuẩn GlobalGap cho các thị trường khác.
Hiện vẫn nhiều doanh nghiệp nuôi trồng theo tiêu chuẩn ASC, GlobalGap, nhưng con số bao nhiêu vẫn chưa được thống kê cụ thể từ các nhà quản lý.
Ngoài việc phải chọn VietGap, hoặc ASC hay GlobalGap thì diện tích nuôi cá tra phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi và chế biến cá tra đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Doanh nghiệp xuất khẩu còn phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp hội Cá tra Việt Nam; nếu không có chứng nhận đăng ký này thì phía Hải quan không cho thông quan.
Theo Bộ NN – PTNT trong năm 2013, diện tích nuôi cá tra là 5.950 héc ta, sản lượng đạt 977.000 tấn. Địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất là Đồng Tháp với 1.875 héc ta, sản lượng tương đương gần 342.000 tấn, Bến Tre có 700 héc ta, sản lượng đạt gần 154.000 tấn, Vĩnh Long là hơn 425 héc ta, sản lượng đạt hơn 101.000 tấn…
Có thể bạn quan tâm

Liên kết trong sản xuất giữa nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp (DN) và Ngân hàng là một trong những mô hình được thực hiện khá hiệu quả ở Bến Tre trong hơn 3 năm qua, trong đó, vai trò của DN là rất quan trọng. Cánh đồng mẫu của Chi cục Bảo vệ thực vật là một điển hình.

Trên một diện tích đồng ruộng từ trước tới nay chỉ thu 1 sản phẩm độc canh là lúa thì nay thu 3 loại sản phẩm là lúa, cá, vịt. Ở những vùng phèn mặn thì từ 1 vụ lúa bấp bênh nay có thể sản xuất 2 – 3 vụ lúa ăn chắc do có bờ bao giữ cá, giữ nước, ngăn được nước mặn, nước phèn và lũ lụt.

Tỉa cành, tạo tán cây thích hợp trước mùa mưa: Cắt tỉa những cành tăm trong khung tán lá, cành có sâu bệnh, cành đã thu quả, cành vượt, tạo khung tán lá có dạng hình cái dù hoặc mâm xôi, làm cho vườn cây thông thoáng. Với những loại cây mà bộ rễ ăn nông (ví dụ như đu đủ) nên cắm cọc ở gần gốc cây rồi buộc cây vào cọc để chống đổ ngã (tốt nhất là cắm 3 cọc chụm lại theo kiểu hình chóp). Khơi thông cống rãnh xung quanh và mặt vườn để thoát nước nhanh.

Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là nông dân huyện Phụng Hiệp sẽ chính thức bước vào thu hoạch vụ mía 2013-2014. Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào thu hoạch mía vừa đạt năng suất và chất lượng (chữ đường) đang là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.

Sả thường được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Sả có tinh dầu thơm, có mùi chanh nên thường nấu làm nước gội đầu, làm nước xông giải cảm. Tinh dầu sả dùng trong công nghiệp nước hoa, chất thơm. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt.