Trứng vịt muối sang Brunei

Một dây chuyền sơ chế trứng gia cầm ở Cty Vietfarm
Đầu tháng 11 này, sau khi đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và có chứng chỉ Halal (là chứng chỉ xác nhận sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Shari’ah Islamia (Luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất), Cty TNHH Trại Việt (Vietfarm) đã XK lô hàng trứng muối đầu tiên sang Brunei.
Đây là lần đầu tiên trứng vịt muối của Việt Nam thâm nhập được vào thị trường này.
Ông Đàm Văn Hoạt, TGĐ Vietfarm, cho biết, lô trứng vịt muối nói trên có tổng cộng 120.000 quả, sẽ được nhà nhập khẩu đưa vào bán tại các hệ thống siêu thị ở Brunei.
Dự kiến trong thời gian tới, mỗi tháng, Vietfarm có thể tiến hành XK sang Brunei 2 - 3 container trứng vịt muối (mỗi công 120.000 quả).
Song song với việc XK trứng vịt muối sang Brunei, Vietfarm cũng đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục cần thiết để nối lại việc XK trứng vịt muối sang Singapore.
Trong thời gian qua, nhằm đáp ứng các yêu cầu của Singapore về ATTP (không tồn dư hóa chất, kháng sinh) và an toàn dịch bệnh, Vietfarm đã liên kết với nhiều trang trại nuôi vịt đẻ cùng xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, sử dụng kháng sinh đúng cách…
Đến thời điểm này, Vietfarm đã được cơ quan chức năng Singapore đánh giá xong về nhà máy, hồ sơ và chỉ còn chờ ngành Thú y Việt Nam đánh giá, cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh cho mấy trang trại nuôi vịt lấy trứng liên kết với Cty.
Dự kiến khoảng 1 tháng nữa, thủ tục này sẽ hoàn tất và Vietfarm sẽ tiến hành ngay việc XK trứng vịt muối sang Singapore.
Vietfarm có thể thực hiện XK trứng vịt muối sang Singapore và Brunei với số lượng khoảng 5 container/tuần.
Sau khi trở lại được thị trường Singapore, Vietfarm sẽ xúc tiến việc XK trứng vịt muối sang Malaysia và một số nước khác.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu từ Cục Thống kê Cần Thơ, tháng 1/2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản và gạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt 850 triệu USD, tương đương 8,3% kế hoạch năm, chiếm 75,2% tổng kim ngạch hàng hóa đã xuất của khu vực này trong tháng đầu năm.

Vượt qua mọi khó khăn, mạo hiểm ban đầu, đến nay giấc mơ chinh phục “vàng trắng” với người trồng cao su ở Điện Biên đang dần hiện thực hóa khi dòng “vàng trắng” đầu tiên sắp chảy về. Với người dân góp đất trồng cao su cũng như những người “đứng mũi chịu sào” thì ngày “hái quả” đang đến gần.

Cả hợp tác xã có 53 ha, cứ 5 - 8 ha lại có một ao lắng để cấp nước đã qua xử lý cho các ao nuôi tôm, theo chỉ đạo của Hợp tác xã, khi con nước lớn và sạch mới lấy nước vào ao lắng, sau đó khử trùng bằng Iodine, sau 5 - 7 ngày mới lấy nước vào ao nuôi tôm, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ao nuôi và ao lắng.

Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã lựa chọn những mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trinh (xã Vĩnh Phú Đông), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá nên thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.

Theo đánh giá của ngành chức năng, trong tháng 01/2015, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và đánh bắt được mùa. Mặt khác, giá dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây cũng là yếu tố làm cho các chủ tàu tích cực ra khơi bám biến nên sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ.