Trung tâm Khuyến nông Long An hội thảo kỹ thuật nuôi tôm

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Long An và cán bộ khuyến ngư huyện Cần Đước đã có nhiều ý kiến trao đổi với nông dân các vấn đề về cải tạo ao đầm, chất lượng con giống, thức ăn thủy sản, quản lý môi trường, bệnh trên tôm và các biện pháp phòng trị.
Qua trao đổi cho thấy, để nuôi tôm thành công, nông dân cần thực hiện tốt việc vét ao đầm, xử lý nguồn nước ổn định trước khi thả tôm giống, phải bảo đảm hệ thống ao lắng xử lý nước trước khi cấp vào ruộng tôm, đồng thời, không được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt cá tạp, cua, còng,... Trong quá trình nuôi, cần theo dõi diễn biến môi trường, thực hiện phương châm phòng bệnh là chính và không nên nuôi nhiều vụ trong năm mà phải kết hợp vật nuôi khác hoặc thực hiện các mô hình luân canh để bảo đảm vệ sinh môi trường.
Tại hội thảo, cán bộ khuyến nông cũng thông tin tình hình nuôi tôm trên địa bàn huyện hiện gặp nhiều khó khăn. Toàn huyện đã xuống giống 901ha, trong đó đã có 300ha tôm phải tháo sớm do dịch bệnh và ảnh hưởng của thời tiết; đồng thời, thông tin cho nông dân một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người nuôi tôm và những thủ tục cần thiết để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm

Sau 5 tháng triển khai nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, trọng lượng đạt 0,5 kg/con, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/sào. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa đã phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu về kỹ thuật nuôi một số loại cá cho các hộ dân và khuyến nông viên.

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, những năm qua, huyện Điện Biên Đông luôn nỗ lực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân. Thông qua các hình thức chuyển giao đào tạo, bồi dưỡng; trực tiếp hướng dẫn nông dân áp dụng KHKT vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn... Đó là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau quả trong năm 2014 có khả năng đạt mức hơn 1,4 tỷ USD, con số cao nhất từ trước cho đến nay. Dự báo sẽ có làn sóng nhập khẩu lớn từ thị trường Việt Nam trong những năm tới sẽ là cơ hội cho nông dân và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản.

Thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện đang là khó khăn lớn đối với sự phát triển của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh, nhất là HTX nông nghiệp. Trong khi đó, hàng hóa cung ứng chưa đạt chất lượng đồng đều, sự thiếu năng động của các HTX cũng là khó khăn rất lớn cho việc liên kết tiêu thụ nông sản hiện nay.