Trung tâm Khuyến nông Long An hội thảo kỹ thuật nuôi tôm

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Long An và cán bộ khuyến ngư huyện Cần Đước đã có nhiều ý kiến trao đổi với nông dân các vấn đề về cải tạo ao đầm, chất lượng con giống, thức ăn thủy sản, quản lý môi trường, bệnh trên tôm và các biện pháp phòng trị.
Qua trao đổi cho thấy, để nuôi tôm thành công, nông dân cần thực hiện tốt việc vét ao đầm, xử lý nguồn nước ổn định trước khi thả tôm giống, phải bảo đảm hệ thống ao lắng xử lý nước trước khi cấp vào ruộng tôm, đồng thời, không được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt cá tạp, cua, còng,... Trong quá trình nuôi, cần theo dõi diễn biến môi trường, thực hiện phương châm phòng bệnh là chính và không nên nuôi nhiều vụ trong năm mà phải kết hợp vật nuôi khác hoặc thực hiện các mô hình luân canh để bảo đảm vệ sinh môi trường.
Tại hội thảo, cán bộ khuyến nông cũng thông tin tình hình nuôi tôm trên địa bàn huyện hiện gặp nhiều khó khăn. Toàn huyện đã xuống giống 901ha, trong đó đã có 300ha tôm phải tháo sớm do dịch bệnh và ảnh hưởng của thời tiết; đồng thời, thông tin cho nông dân một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người nuôi tôm và những thủ tục cần thiết để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm

Ốc, ba ba, ếch, lươn, chạch chấu, cá chép koi… là những loài thủy đặc sản được các hộ nuôi tại Hưng Yên ưa chuộng, phát triển mô hình kinh tế hiệu quả cao.

Được Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hà Trung, Thanh Hoá giới thiệu, xe chúng tôi đến khu trang trại tổng hợp của anh Tuy ở xã Yên Dương.

Vụ đông xuân năm 2023 - 2024, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị.

Mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật mới, nông dân canh tác tôm - lúa rút ngắn thời gian thu hoạch, tôm đạt kích cỡ lớn, cho năng suất, lợi nhuận cao.

Mô hình kết hợp 4 trong 1 gồm tôm, cua, cá và sò huyết mang lại hiệu quả cao cho nông dân Bạc Liêu.