Trung tâm Giống thủy sản tỉnh tập trung bảo vệ các loại giống thủy sản

Trung tâm Giống thủy sản được Sở NN&PTNT giao nhiệm vụ thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản phục vụ NTTS trong tỉnh. Thời gian qua, TTN NTTS Mỹ Châu (Phù Mỹ) và TTN NTTS Cát Tiến (Phù Cát) thuộc Trung tâm nghiên cứu, sản xuất có hiệu quả các loại giống thủy sản mới để cung ứng cho người dân. Hàng năm, Trung tâm cung cấp hàng chục triệu con giống thủy sản các loại cho người dân trong và ngoài tỉnh, phục vụ nghề NTTS.
Tuy nhiên, nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ương nuôi và sản xuất các loại con giống thủy sản của Trung tâm Giống thủy sản tỉnh. Tại TTN NTTS Mỹ Châu, hiện lượng nước của 4 hồ chứa: Đòng Đèo 1, Đòng Đèo 2, Hóc Lách, Hóc Hòm (các hồ chứa nước này cung cấp nước cho 24 ao nuôi trên 33.316 con cá, lươn, chình, cá các loại với sản lượng trên 14 tấn) đang dần khô cạn. Nước tại 24 ao nuôi nói trên cũng bị bốc hơi nhanh; môi trường nước thay đổi, độ pH và khí độc trong nước vượt ngưỡng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loài giống thủy sản. Còn tại TTN NTTS Cát Tiến, việc duy trì và phát triển các loại giống thủy sản nước lợ, nước mặn, như hàu Thái Bình Dương, cua xanh, tôm sú, cá bóp và cá chẽm cũng gặp rất nhiều khó khăn khi nhiệt độ nước trong các khu nuôi luôn ở mức cao.
Ông Nguyễn Thế Vũ, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản, cho biết: Từ tháng 5.2015, TTN NTTS Mỹ Châu và TTN NTTS Cát Tiến đã phải ngừng sản xuất con giống, tập trung bảo vệ đàn cá giống. Hiện chúng tôi đã đóng tất cả các cửa xả của các ao nuôi tại TTN NTTS Mỹ Châu để giữ nước. Các cán bộ kỹ thuật luôn túc trực và kiểm tra môi trường nước; kiểm tra tình hình sinh trưởng và phát triển của các loại giống thủy sản, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. Định kỳ 2 ngày 1 lần, bơm bổ sung nước vào các ao nuôi bù lại phần đã bị bốc hơi. Bên cạnh đó, giảm khẩu phần ăn thức ăn tinh, tăng thức ăn xanh và sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước trong ao nuôi. Mặt khác, sử dụng máy đảo nước nhằm duy trì nhiệt độ trong ao nuôi thích hợp và tăng oxy trong nước để duy trì sức khỏe cho vật nuôi.
Cũng theo ông Vũ, tại TTN NTTS Cát Tiến, việc bảo vệ các loại giống thủy sản gặp khó khăn hơn do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, Trung tâm chưa đủ điều kiện để giảm nhiệt độ trong nước từ 320C xuống dưới 300C. Nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài thì rất khó duy trì và bảo vệ các loại giống thủy sản tại đây. Trung tâm đã báo cáo Sở NN&PTNT thực trạng trên để được hỗ trợ, giúp đỡ bảo vệ các loài thủy sản giống đang được ương nuôi tại TTN NTTS Cát Tiến.
Có thể bạn quan tâm

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.

Giá cua biển tại tỉnh Trà Vinh bất ngờ giảm từ mức trên 230.000 đồng/kg xuống chỉ còn khoảng 130.000 đồng/kg trong vòng một tuần qua.

Khi lúa thu đông đang rực vàng trên những cánh đồng vùng ĐBSCL, những người dân ở các huyện ngoại thành TP.Cần Thơ bắt đầu thả cá giống trên đồng ruộng để đón nước lũ về.

Xưa nay, nhiều hộ có ao ở ấp 6, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) chỉ nuôi cá tạp. Gần đây, một số nông dân trong ấp đã chuyển sang nuôi cá chép Nhật đem lại hiệu quả khá cao.