Trung Quốc Thu Mua Gạo Ma Lâm 202 Để Làm Bột

Hiện nay các doanh nghiệp của Việt Nam xuất bán gạo ML 202 sang Trung Quốc để làm bột.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Cty TNHH Việt Hưng (Cái Bè - Tiền Giang) cho biết: Giống lúa Ma Lâm 202 (ML 202) đang được giá cao hơn các giống lúa khác 100 - 200 đồng/kg là do hiện nay các doanh nghiệp của Việt Nam xuất bán gạo ML 202 sang Trung Quốc để làm bột. Ngoài ra, ở Trung Quốc nhập khẩu gạo hạt dài áp thuế cao, còn hạt tròn như ML 202 thì mức thuế thấp.
Tuy nhiên, có nhiều khả năng đến cuối năm 2014 Trung Quốc sẽ hợp nhất 2 loại thuế nhập khẩu lúa gạo lại thành một. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh thu mua giống lúa hạt tròn để giao hàng theo hợp đồng đã ký nên giá lúa ML 202 tăng cao so với giá trị thật của nó.
Hiện tại, nông dân Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh thấy lúa ML 202 được giá cao nên đã chạy theo trồng vượt khuyến cáo của ngành nông nghiệp và một khi Trung Quốc hợp nhất thuế nhập khẩu thì nguy cơ lúa ML 202 rớt giá là khó tránh.
Có thể bạn quan tâm

Lực lượng Hải quan sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm để góp phần phòng, chống dịch lở mồm, long móng và cúm gia cầm.

“Cuộc chiến” tranh giành mua mía căng thẳng đến mức có doanh nghiệp phải năn nỉ doanh nghiệp khác đừng đến địa bàn của mình mua mía.

Sau thông tin về “con gà cõng 14 loại phí, lệ phí”, “con lợn gánh hơn 50 loại phí, lệ phí”, “giấy phép vận chuyển trứng chỉ có hiệu lực 1 ngày”..., Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo rà soát và “cắt bỏ hết những phiền hà trong thẩm quyền của bộ”.

Hiện nay bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch cà phê 2015-2016 với tâm lý buồn rầu.

Câu chuyện thực tế của trái thanh long Việt Nam và những chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cho thấy những điểm yếu “cốt lõi” của ngành nông nghiệp Việt Nam: Quá nhiều, quá nguy hiểm.