Cá Bè Trên Sông Cái Lại Chết Hàng Loạt

Trong 3 ngày qua, cá bè của nhiều hộ dân trên sông Cái (nhánh sông Đồng Nai), đoạn qua địa phận TP.Biên Hòa lại chết hàng loạt.
Chị Phạm Thị Ngần, một trong những hộ nuôi cá bè trên sông Cái, mấy ngày qua như ngồi trên đống lửa nhìn cá chết hàng loạt. Chị cho biết cứ nửa đêm về sáng cá trong bè của nhà chị lại nổi đầu lên mặt nước và có biểu hiện ngộp nước. Cho đến sáng, khi nước ròng thì hàng loạt cá chết nổi trên mặt nước, chủ yếu là diêu hồng, cá chép và cá trắm. Trung bình mỗi ngày nhà chị Ngần vớt khoảng 120kg cá chết. Với giá bán như hiện nay (40 - 45 ngàn đồng/kg), mỗi ngày nhà chị mất trắng khoảng 5 triệu đồng.
Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái trong những ngày qua. Điều đáng nói, đây là những lứa cá mà người dân đang chăm sóc với hy vọng xuất bán vào đợt cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới. Trước tình trạng này, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường.
Trước đó, vào các năm 2010, 2012, cá bè của những hộ dân nơi đây cũng đã xảy ra tình trạng chết hàng loạt với số lượng có lúc lên tới hàng trăm tấn do ô nhiễm nguồn nước thải chưa qua xử lý của một số nhà máy sản xuất công nghiệp.
Hiện trên sông Cái, đoạn qua địa bàn các phường Thống Nhất, An Bình, Tân Mai, Tam Hiệp và xã Hiệp Hòa có 270 hộ dân nuôi 643 bè cá. Trong khi đó, theo kế hoạch tổ chức di dời, sắp xếp bè cá trên sông Cái cho phù hợp cảnh quan sinh thái sông Đồng Nai của UBND TP.Biên Hòa, có 247 hộ được nuôi 271 bè trên 5 đoạn sông đã quy hoạch có tổng chiều dài gần 4km. Tuy nhiên, việc di dời đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Có thể bạn quan tâm

Việc áp dụng rộng rãi thực hành nông nghiệp tốt GAP trong sản xuất trồng trọt được xác định là một giải pháp chủ yếu quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành trồng trọt.

Cuối tháng 3 đáng lẽ là thời điểm những đồng dưa hấu vào vụ thu hoạch nhộn nhịp kèm theo nụ cười rạng rỡ của người nông dân. Tuy nhiên, tháng 3 năm nay lại mang về cho người trồng dưa ở bãi giữa sông Trà nỗi lo thất bát vì dưa bị bệnh và ế ẩm.

Trồng thử nghiệm thành công giống cà chua nặng tới 1kg, bà Phạm Thị Thu Cúc ở Lạc Dương (Lâm Đồng) lại đang gặp khó về tiêu thụ do sản phẩm còn lạ lẫm với người tiêu dùng.

Khi nhiều nơi đang loay hoay để giữ rừng, tìm nguồn sống cho người trồng rừng thì anh Lê Mai Hiền ở thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên (Yên Bình, Yên Bái) lại giàu có từ sản xuất, kinh doanh sản phẩm của rừng và giúp đỡ nhiều nông dân khác.

Nhằm giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho bà con nông dân trồng dừa, tỉnh Bến Tre đã triển khai thí điểm mô hình “Cánh đồng mẫu dừa” (CĐMD) trên địa bàn huyện Giồng Trôm. Bước đầu, mô hình này đang mang lại hiệu quả khả quan.