Trung Quốc Sử Dụng Cát Biển Trồng Lạc

Khu vực Đại Sơn là một đảo lớn nằm trong quần đảo Chu Sơn, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Người nông dân tại đây đã bắt đầu gieo trồng lạc từ hàng trăm năm nay. Cát trên những cánh đồng trồng lạc này chính là cát được chở từ các bãi biển tới.
Anh Lý Quốc Căn, Trạm Xúc tiến kỹ thuật nông nghiệp huyện Đại Sơn, Triết Giang cho biết: “Mỗi năm chúng tôi đều chở một phần cát ở bãi biển về đây. Đầu tiên là đào một lỗ, sau đó gieo hạt xuống và lấp cát lên.”
Đất tại khu vực này chủ yếu là đất cát, tuy nhiên, thay vì chở thêm đất về, những người nông dân tại đây lại cho thêm cát vào đất trồng trọt. Theo các kỹ sư nông nghiệp của Trung Quốc, cát biển rất thông thoáng khí. Thêm vào đó, cát biển còn chứa một số chất vi lượng như phốt pho, kali, giúp cây lạc phát triển tốt.
Giống lạc mà nông dân ở huyện Đại Sơn trồng có tên gọi là Bạch Sa số 6. Giống lạc này thường được trồng tại khu vực đất cát, đặc điểm nổi bật của nó là một củ thường có hai hạt. Hình dáng bên ngoài nhỏ, ngắn, nhưng lớp vỏ bên ngoài lại có màu trắng. Lạc Bạch Sa có hạt to, hình dáng tròn, hương vị thơm ngon, hơi mặn do được trồng trên ruộng có phủ cát biển.
Tại đây, người nông dân sau khi thu hoạch lạc sẽ tiến hành rửa sạch, sau đó tẩm ướp theo phương pháp truyền thống rồi luộc chín, cuối cùng là phơi khô. Cũng bởi cách trồng và chế biến lạc theo phương thức đặc biệt, mà người nông dân trồng lạc tại đây đã tạo ra một thương hiệu lạc riêng, đó là Lạc cát biển.
Ông Trương An Phương, HTX Sản xuất lạc huyện Đại Sơn nói về cách chế biến lạc của HTX do ông chủ nhiệm: ““ Lạc sau khi thu hoạch còn tươi, còn lưu giữ được nước và hương thơm. Chúng tôi sẽ rửa sạch, tẩm ướp gia vị, sau đó là luộc lên, như thế hạt lạc sẽ được ngấm hương liệu, và ngon hơn.”
Phương pháp gia công lạc tươi như thế này tưởng chừng rất đơn giản, nhưng lại mang đến cho hạt lạc tại đây hương vị đặc biệt. Sau khi gia công hạt lạc cũng được bán với giá cao hơn. Thông thường trên thị trường mỗi kg được bán với giá 27 – 36 nhân dân tệ. Hiện nay loại lạc này được tiêu thụ ở khá nhiều nơi, và nguồn cung luôn không đáp ứng đủ nhu cầu.
Để phát triển ngành sản xuất lạc huyện Đại Sơn còn cho thành lập hợp tác xã, kết hợp cơ sở sản xuất và các hộ nông dân tạo thành một chuỗi sản xuất chuyên nghiệp. Lạc sau khi thu hoạch được gia công và tiêu thụ đi nhiều nơi trên toàn Trung Quốc, mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Hiện huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) có hơn 100ha trồng cam, tập trung ở các xã Vạn Yên, Bản Sen. Trong đó Vạn Yên 70ha với hơn 100 hộ trồng cam, chủ yếu ở các thôn Cái Bầu và thôn 10-10.

Theo nhà nông, vào thời điểm này năm 2013, các thương lái đã tìm đến tận ruộng để đặt cọc mua hàng, nhưng năm nay, cây dưa gần đến kỳ thu hoạch mà người trồng dưa vẫn chưa có thông tin gì về đầu ra, giá cả.

Không để cái đói, cái nghèo khuất phục, anh Hoàng Văn Hồng ở thôn Hà Nội, xã Đại Thành (Hiệp Hòa, Bắc Giang) quyết định ra đầm hoang gần nghĩa địa để đào ao nuôi cá và mở trang trại nuôi lợn.

Do đó các đề án hỗ trợ nông nghiệp, xây dựng NTM sẽ hướng đến việc xây dựng các mô hình liên kết hợp tác, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng thu nhập cho người dân.

Sức mua của các mặt hàng trứng, thịt gia cầm hiện đã giảm sâu nên hầu như nguồn hàng gia cầm sạch thu mua chưa thể đưa ra thị trường. Doanh nghiệp sẽ lưu kho. Thông qua thu mua, doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi giữ giá và có thêm chi phí để tái đàn. Hàng cũng được dự trữ để cung ứng ra thị trường với giá ổn định sau khi hết dịch.