Trung Quốc Sẽ Cạnh Tranh Xuất Khẩu Thanh Long Với Việt Nam

Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều thanh long Việt Nam nhất, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2013. Song theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), Trung Quốc đang tiến hành trồng thanh long quy mô lớn và đe dọa trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long Việt Nam.
Theo báo cáo mới nhất của Vinafruit, trong 11 tháng đầu năm 2013, lượng thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc là 241.000 tấn, với giá trị 131,7 triệu đô la Mỹ, giảm 3% về lượng nhưng tăng 3,5% về giá trị so với năm trước.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit, nhận định có nhiều nguyên nhân khiến lượng xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc giảm nhẹ trong năm 2013, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay Trung Quốc đã trồng được trái thanh long. Mặc dù nước này vẫn đang là thị trường tiêu thụ chính của trái thanh long Việt Nam nhưng với tốc độ đầu tư trồng thanh long đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc đe dọa trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long Việt Nam.
Không chỉ Trung Quốc, hiện nhiều nước khác như Thái Lan, Philippines, Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng đã bắt đầu trồng thanh long khiến thanh long Việt Nam không còn chiếm vị trí độc tôn trên thị trường xuất khẩu thế giới nữa.
Hiện 75% sản lượng thanh long Việt Nam xuất khẩu là tới thị trường Trung Quốc nhưng chủ yếu xuất bằng đường tiểu ngạch, các thị trường khác như Hoa Kỳ chỉ chiếm 0,4%, châu Âu 4%, Nhật 0,1%, Thái Lan 0,4%...
Mặc dù chỉ chiếm 0,4% lượng xuất khẩu trong 11 tháng năm 2013, song xuất khẩu thanh long sang Thái Lan tăng mạnh, đạt 20.600 tấn với kim ngạch đạt 11,8 triệu đô la Mỹ, tăng 17,7% về lượng và 23,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012.
Số liệu thống kê từ Vinafruit cũng cho thấy, xuất khẩu thanh long sang Hoa Kỳ trong 11 tháng năm 2013 đạt 1.300 tấn với kim ngạch đạt 6,2 triệu đô la Mỹ, giảm 7,4% về lượng nhưng tăng 27,3% về giá trị so với năm 2012. Khó khăn của việc xuất khẩu thanh long sang Mỹ nằm ở chỗ, chủ yếu xuất dưới trái thanh long tươi nên gặp nhiều rủi ro như hư hỏng khi vận chuyển đường xa.
Để khắc phục trở ngại này, một số doanh nghiệp đang đa dạng hóa sản phẩm thanh long như xuất khẩu thanh long sấy chân không cấp đông sang thị trường Mỹ hay xuất khẩu ruột thanh long xay nhuyễn sang Nhật Bản.
Theo Vinafruit, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tháng 4 - 2014 ước đạt 75 triệu đô la Mỹ, đưa kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm đạt 351 triệu đô la Mỹ, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 32% thị phần. Tiếp đến là các thị trường như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan với thị phần lần lượt đạt 5,66%, 5,14% và 3,8%.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7/5, tại tỉnh Đồng Nai, Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, lần I – năm 2012 với chủ đề “Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai tổ chức. Nhiều giải pháp áp dụng chế phẩm sinh học (CPSH)được người chăn nuôi rất quan tâm…

Ngày 22.6, ông Phạm Văn Thọ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ (H.Phù Mỹ, Bình Định) cho biết bí đao khổng lồ (40 - 45 kg/quả) trên địa bàn đang được thương lái thu mua với giá 4.000 - 4.500 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Cả tuần nay, nhiều nông dân ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang mất ăn, mất ngủ vì các thương lái thu mua thanh long bán sang Trung Quốc ôm theo số nợ hàng trăm triệu đồng “bỗng dưng mất tích”.

Từ khi hiện diện tại khu vực Tây Nguyên cho đến nay, chưa bao giờ giá hồ tiêu lại cao như niên vụ thu hoạch 2012. Nhiều nông hộ ở các vùng trọng điểm hồ tiêu tại các tỉnh Gia Lai, Đắc Nông, Đắc Lắc đã vụt trở thành tỷ phú chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đi liền với việc đổi đời mau chóng này là tình trạng phá rừng, phá vườn cà phê để mở rộng diện tích hồ tiêu.