Ngư Dân Tuy An Trúng Cá Giò Và Cá Nục Ở Phú Yên

Theo nhiều ngư dân huyện Tuy An (Phú Yên), trong hơn tuần qua với nghề đi mành, bình quân mỗi tàu có công suất từ 20CV đến 45CV khai thác được 120 đến 150 giỏ cá giò, cá nục trong một đêm; nhiều tàu gặp luồng cá lớn, ngư dân trúng đậm từ 300 đến 340 giỏ cá.
Mặc dù giá trị kinh tế không cao bằng các đối tượng thủy sản khác, mỗi giỏ cá nục từ 13 đến 15kg, bán tại chỗ từ 90.000 đến 120.000 đồng, cá giò từ 60.000 đến 80.000 đồng/giỏ nhưng nhờ sản lượng khai thác được khá lớn, chi phí đầu tư chuyến biển thấp, nên ngư dân hành nghề đi mành ở huyện đều có lãi khá.
Không những có thu nhập cao đối với ngư dân trực tiếp khai thác mà còn tạo việc làm cho lao động hậu cần nghề cá tại địa phương, sản lượng cá giò, cá nục khai thác được còn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến nước mắm, cá khô trong tỉnh và những tỉnh lân cận.
Theo kinh nghiệm của ngư dân, nếu điều kiện thời tiết tiếp tục thuận lợi như hiện nay, thì nguồn cá nục và cá giò còn xuất hiện dày trên biển, có thể khai thác đến cuối tháng 7.
Có thể bạn quan tâm

Cá chình là đối tượng cá nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, được coi là hàng quý hiếm và đắt tiền. Giá thương phẩm tại thời điểm hiện nay là 300.000đ/kg (trên1kg/con), cao nhất so với các loại đối tượng cá nước ngọt khác

Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt của hộ ông Bùi Thành Công ở ấp Rạch Cỏ, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải- Trà Vinh được thực hiện trên diện tích 200m2.

Trồng lúa vụ Đông Xuân, sau đó xuống khoai mỡ, hoặc lúa Đông Xuân – khoai mỡ - tranh thủ vụ củ cải trắng là cơ cấu cây trồng được nông dân các ấp: Long Hòa 2, Long Hòa 1 và Long Phước của xã Long Mỹ, huyện Mang Thít xây dựng thực hiện hàng năm trên đất lúa

Từ ngày 18 – 24/1/2011, đoàn công tác của Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới của Hà Lan đã tìm hiểu thực tế tại Việt Nam.

Cây cóc thuộc loại cây thân mộc, lớn, mọc nhanh, cao 8-18 m (tại Mỹ châu) thuờng trung bình 9-12 m, phân nhánh nhiều cành dễ gẫy