Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc Ngừng Mua, Cau Chín Rục, Dân Bỏ Mặc

Trung Quốc Ngừng Mua, Cau Chín Rục, Dân Bỏ Mặc
Ngày đăng: 18/03/2014

Tháng 3 là thời gian đỉnh điểm của vụ thu hoạch cau ở miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi). Thế nhưng tại các khu vườn, vùng đồi, triền dốc, hàng trăm ngàn cây cau với quả chín đầy trên buồng, phía dưới gốc rơi vãi đầy quả chín nhưng vẫn vắng người thu hoạch.

Theo Phòng NNPTNT Sơn Tây, huyện có diện tích cau lên tới 1.426ha,

Chị Nguyễn Thị Kim Ánh ở thôn Huy Măng, xã Sơn Dung, chủ cơ sở chế biến cau lớn nhất vùng, cho biết: Giá cau ruột tươi (quả cau chín, bổ bỏ vỏ) được mua từ 5.000-5.200 đồng/kg, cao gấp đôi so với năm trước. Thế nhưng lượng cau mà người dân đem bán giảm rất nhiều. Mấy năm trước thì sau 4 tháng thu hoạch (bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4), lượng cau tươi mà tôi mua ước gần 200 tấn. Tuy nhiên năm nay, dù vụ cau đã đi qua nửa thời gian, nhưng mới chỉ mua được khoảng 1/4 lượng đó.

Cũng theo chị Ánh, số lượng cau mà người dân đem đến bán giảm hoàn toàn không phải là vì mất mùa, mà vì người dân không mấy mặn mà thu hoạch. Lý do đầu tiên là mấy vụ trước, cau xanh nguyên quả (cau non) hút hàng nên bắt đầu từ tháng 8-9 các hộ đã thu hoạch để bán, với giá khoảng 5.000 đồng/kg.

Nhưng vừa rồi, giá cau non giảm do phía Trung Quốc - thị trường tiêu thụ chủ yếu cau ở Quảng Ngãi, không mua nữa. Vì vậy, lượng cau chín tăng lên, người dân không đủ sức để hái, bổ bỏ vỏ lấy ruột.

Và một lý do khác là trong năm 2013, người dân nơi đây nhận một lượng tiền đền bù quá lớn, với số tiền từ 100 triệu đồng-5 tỷ đồng/hộ. Vì vậy nhiều người dân không thèm thu hoạch cau bán lấy tiền tiêu, dẫn đến cau chín bị bỏ rụng đầy nương, rẫy.

Ông Đinh Văn Quân - Bí thư Đảng uỷ xã Sơn Tinh xác nhận: Tuy không trúng đất dự án nhưng nhiều hộ trồng cau ở địa phương đã bỏ cau không thu hoạch. Ngoài quả chín quá nhiều, tiền công thu hái và bổ lấy ruột để bán không bằng đi chặt, lột vỏ cây keo thuê (150.000-200.000 đồng/ngày/người).


Có thể bạn quan tâm

Cải tạo đất ở Điện Tiến (Điện Bàn) hướng đến cánh đồng mẫu lớn Cải tạo đất ở Điện Tiến (Điện Bàn) hướng đến cánh đồng mẫu lớn

Đường dây nóng của Báo Quảng Nam vừa nhận thông tin phản ánh của một người dân về việc UBND xã Điện Tiến cho phép tư nhân khai thác tận thu nguồn đất tại các cánh đồng thuộc thôn 1 Châu Bí làm ảnh hưởng đến tầng đất canh tác lúa. Thực hư của vấn đề này ra sao?

21/07/2015
Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn

Nhiều người cho rằng, nuôi ong là một nghề rất thú vị nhưng chỉ thích hợp ở khu vực nông thôn, miền núi nơi có không gian rộng và nhiều cây cối. Điều này chưa hẳn đúng, minh chứng là ngay ở phường Tích Lương (T.P Thái Nguyên) hiện đang có nhiều mô hình đầu tư nuôi ong lấy mật đạt hiệu quả kinh tế cao.

21/07/2015
Đồng Nai triển khai mô hình nuôi dê sinh sản Đồng Nai triển khai mô hình nuôi dê sinh sản

Năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) triển khai mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại 2 xã Bình Sơn và Phước Sơn, gồm 10 hộ nông dân tham gia.

21/07/2015
Tổ liên kết nuôi gà thả vườn Ninh Sim trăn trở đầu ra Tổ liên kết nuôi gà thả vườn Ninh Sim trăn trở đầu ra

Sau 3 năm thành lập, Tổ liên kết nuôi gà thả vườn Ninh Sim (Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã giúp đỡ thành viên sản xuất có hiệu quả. Nhưng nỗi lo lớn nhất của tổ hiện nay là đầu ra cho sản phẩm.

21/07/2015
Gây nuôi động vật hoang dã nhiều hộ bỏ trống chuồng Gây nuôi động vật hoang dã nhiều hộ bỏ trống chuồng

Sau một số năm phát triển ồ ạt, hiện nay, phần lớn các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đi vào thoái trào, nhiều hộ bỏ trống chuồng. Tuy nhiên việc làm này vẫn cần quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.

21/07/2015