Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc kiểm soát chặt, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh

Trung Quốc kiểm soát chặt, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh
Ngày đăng: 28/09/2015

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay ước đạt 4,47 triệu tấn và 1,92 tỷ USD, giảm 10,1% về khối lượng và giảm 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2015 đạt 430,87 USD/tấn, giảm 5,08% so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2015 với 35,37% thị phần. Tám tháng đầu năm  xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 2,64% về khối lượng và giảm 8,74% về giá trị).

Xuất khẩu gạo 9 tháng giảm 10% về khối lượng

So với 8 tháng đầu năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2015 là thị trường Malaysia, Gana, Bờ Biển Ngà… Trong đó, Malaysia đã vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Các thị trường có sự giảm đột biến trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillippines, Singapore, Hong Kong.

Đánh giá từ Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, ngoài ra sản lượng lương thực của thế giới cũng dồi dào cùng với sự cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn do đó giá lương thực luôn ở mức thấp hơn các nước khác.

Giải thích rõ hơn, GSO cho hay, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh bởi Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Ngoài ra, trước đây Thái Lan chủ yếu tập trung xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp, thị phần gạo cấp thấp gần như không quan tâm nhưng trong 2 năm trở lại đây, Thái Lan bắt đầu gia tăng, chiếm lĩnh thị trường gạo cấp thấp - thị phần chủ yếu của gạo Việt Nam.

Mặt khác, thời gian gần đây gạo Myanmar và Campuchia nổi lên là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt Nam và đã từng bước chiếm lĩnh thị trường. 

Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động ở mức 345 - 355 USD/tấn (gạo 5% tấm) giảm hơn 115 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo gặp khó khăn đã tác động đến giá bán buôn, bán lẻ gạo trong nước giảm theo. Chỉ số giá nhóm gạo tại thời điểm tháng 9 giảm 2,99% so với cuối năm trước.


Có thể bạn quan tâm

Đa Dạng Hóa Chủng Loại Nấm Đa Dạng Hóa Chủng Loại Nấm

Xây dựng và phát triển mô hình trồng nấm một cách vững chắc, góp phần đa dạng về chủng loại là dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang” đang hướng tới.

23/06/2013
Đưa Cá Hồi Lên Nuôi Trên Núi Cao Tây Côn Lĩnh Đưa Cá Hồi Lên Nuôi Trên Núi Cao Tây Côn Lĩnh

Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Nà Màu ở lưng chừng núi cao trên 1.600m nằm ven sườn núi cao Tây Côn Lĩnh(cao trên 2.300m so mực nước biển) đã nhiều đời nay.

23/06/2013
Trồng Hoa Lily Bán Tết - Mô Hình Siêu Lợi Nhuận Trồng Hoa Lily Bán Tết - Mô Hình Siêu Lợi Nhuận

Chỉ với ba sào đất trồng cây hoa Lily để bán trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Nam, ở thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn – Bắc Giang) dự kiến sẽ thu về trên 300 triệu đồng…

23/06/2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Nhím Làm Giàu Nhờ Nuôi Nhím

Nếu như việc nuôi dế để làm thực phẩm đưa ra thị trường giúp nông dân trẻ Nguyễn Thanh Tùng (Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM) trở thành tỷ phú thì cũng tại địa phương này người cựu chiến binh Phạm Ngọc Tuân (xã Nhuận Đức) cũng đi lên từ cặp nhím giống.

23/06/2013
Thoát Nghèo Nhờ Cần Cù Chịu Khó Thoát Nghèo Nhờ Cần Cù Chịu Khó

Nhờ sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm, nhiều nông dân ở thành phố Cao Lãnh đã không chỉ đưa gia đình mình thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.

23/06/2013