Nắng hạn, cây ăn trái rụng lá, khô bông

Theo các nhà vườn trên địa bàn các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu), những ngày cuối tháng 2-2015, đến nay các loại trái cây như chôm chôm, măng cụt… đã ra bông, đơm trái nhưng tỷ lệ đậu trái ít hơn so với mọi năm do khô hạn. Trong ảnh: Anh Nguyễn Xuân Tùng, xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc bên vườn chôm chôm đang rụng trái non nhiều do khô hạn kéo dài.
Theo thống kê của Chi cục trồng trọt và bào vệ thực vật, toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có trên 57.500ha cây trồng lâu năm, trong đó có trên 7.850ha cây ăn quả. Thời điểm này là cao điểm của vụ thu hoạch điều và chuẩn bị vào vụ trái cây hè, nhưng nhiều nhà vườn đang chịu cảnh mất mùa bởi nắng hạn.
Theo các các nhà vườn trên địa bàn các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, những ngày cuối tháng 2-2015, đến nay các loại trái cây như chôm chôm, măng cụt... đã ra bông, đơm trái nhưng tỷ lệ đậu trái ít hơn so với mọi năm do khô hạn.
Theo Đài khí tượng thủy văn BR-VT, mùa khô 2014 - 2015 đến sớm hơn 20 ngày so với mùa khô 2013 - 2014. Theo đó, từ ngày 7-11-2014 mùa mưa tại BR-VT đã kết thúc và chuyển sang mùa khô. Trong mùa khô này, mua trái mùa ít xuất hiện hơn so với trung bình nhiều năm, các tháng qua ở hầu hết các địa phương đều không mưa. Đặc biệt, các huyện như Châu Đức, Tân Thành và huyện Xuyên Mộc trong gần 4 tháng đã không có mưa, hoặc có mưa nhỏ với lượng mưa không đáng kể.
Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn BR-VT, thời gian bắt đầu mùa mưa năm nay khả năng muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Mùa mưa năm nay sẽ đến muộn 20 ngày so với năm 2014 và bắt đầu trong khoảng từ 20 đến 31-5-2015. Anh Trần Quốc Vũ (ấp Liên Đức, xã Xà Bang, huyện Châu Đức) cho biết, gia đình anh có 2ha rẫy trồng trồng chôm chôm, sầu riêng và xen canh với một số cây mít, điều. Do khô hạn, nhiều cây chôm chôm, cây điều đã bị khô bông. Theo anh Vũ, cây chôm chôm và điều dù bông ra sum suê, nhưng do thiếu nước nên tỷ lệ đậu quả rất ít.
Đây là tình trạng chung của các nhà vườn trên địa bàn tỉnh. Và trước tình trạng này, các nhà vườn cho rằng vụ trái cây hè này năng suất sẽ giảm mạnh. Đặc biệt, trái chôm chôm sẽ giảm năng suất bởi đây là những loại giá bán thấp đã kéo dài từ nhiều năm nên nhà vườn không chăm sóc tốt.
Còn chị Nguyễn Thị Phượng (ấp Sông Xoài 4, xã Láng Lớn, huyện Châu Đức) cho biết, do nắng hạn kéo dài và đến sớm nên dù giá điều lên cao thì vụ điều này cũng thất thu do năng suất giảm. Kéo theo đó, vườn trái cây xen canh như mít, cho chôm, măng cụt cũng có dấu hiệu mất mùa trong vụ trái cây này khô hạn làm rụng lá, khô bông.
Với cây măng cụt có đặc điểm ra bông ở đầu cành đọt mới, nên việc khô hạn kéo dài cũng sẽ làm giảm việc ra bông, đậu trái. Để đối phó với khô hạn, nhiều nhà vườn đã đầu tư khoan giếng có độ sâu lến đến 100m để lấy nước tưới nhưng vẫn phải chịu cảnh vườn cây khô hạn, nguồn nước ngầm cũng đã khan hiếm. Trước tình trạng người dân tự khoan giếng tràn lan để “giải hạn”, ngành nông nghiệp cũng đã đưa ra khuyến cáo sẽ tác động đếh dòng chảy của nguồn nước ngầm, gây khó khăn cho sản xuất bền vững.
Theo Sở NN-PTNT, năm 2014 lượng mưa trên địa bàn tỉnh thấp hơn trung bình nhiều năm và dung tích các hồ chứa nước hiện không đạt theo thiết kế. Đồng thời một số công trình thủy lợi chưa được tiếp nước từ hồ chứa Sông Ray nên không bảo đảm cấp nước cho hoạt động nông nghiệp; hệ thống kênh chưa hoàn chỉnh nên hiện nay ngành nông nghiệp chỉ mới xây dựng việc cấp nước cho cây lúa là chính.
Vì vậy, việc cung cấp nước cho cây ăn trái phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước do bà con nông dân tự khai thác. Thời tiết năm nay khô hạn kéo dài và mùa mưa đến muộn nên năng suất của một số loại trái cây hè sẽ giảm do không chủ động được nguồn nước tưới.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Vân Đồn (Quảng Ninh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn cũng như các hộ dân. Việc nuôi trồng này huyện đang tập trung vào những đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, gắn nuôi trồng với phát triển du lịch sinh thái biển đảo.

Trước tình trạng hàng loạt mặt hàng nông sản, thủy sản đồng loạt rớt giá, ngành nông nghiệp đang cùng với các bộ, ngành và các địa phương tập trung lo giải quyết vấn đề thị trường

Trong những năm gần đây, Tân Thắng (Bình Thuận) được biết đến là địa bàn nuôi dông với quy mô và số lượng trại lớn nhất huyện Hàm Tân. Bên cạnh mô hình nuôi dông, hiện nay, tại Tân Thắng đang xuất hiện một mô hình mới nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã do anh Đinh Hoàng Tâm ở thôn Phò Trì làm chủ.

Sở NN-PTNT tỉnh này cho biết, đến nay toàn tỉnh có 9.140ha lúa bị sâu, bệnh gây hại, giảm 641 ha so với trung tuần tháng 12 và giảm gần 12 ngàn ha so với cùng kỳ năm ngoái

Ông Tỉnh cho biết từ khi làm bẫy bắt và ngăn không cho côn trùng vào vườn, thì rau của ông không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật vẫn luôn xanh tốt.