Trúng Mùa Ruốc, Ngư Dân Thu 2 Triệu Đồng/người/ngày

Những ngày đầu tháng 1 đến nay, bà con ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn(Thừa Thiên Huế) trúng đậm mùa ruốc. Sau mỗi ngày ra khơi, trung bình mỗi tàu khai thác trên 3 tạ ruốc.
Hiện nay 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn có tổng số 260 tàu thuyền đánh bắt gần bờ với hơn 900 ngư dân tham gia. Những ngày cuối năm 2013 đầu năm 2014, số lượng ruốc vào gần bờ rất nhiều, ngư dân 2 xã vùng biển đang đẩy mạnh tăng chuyến ra khơi để thu hoạch ruốc. Tính toán sơ bộ, thu nhập hàng ngày của mỗi lao động từ 1,5 đến 2 triệu đồng.
Ông Hồ Thảo - một ngư dân lâu năm ở thôn An Lộc (xã Quảng Công) cho biết: “Thường mùa ruốc kéo dài từ tháng 10 m lịch đến tháng giêng hoặc tháng 2 m lịch. Nhưng năm nay, sau các cơn bão, nhiều đàn ruốc về gần bờ sớm hơn”.
Tại bãi biển thôn Hải Thanh (xã Quảng Công), 7 ngày qua, hàng chục chiếc thuyền có công suất 20 cp của ngư dân đã tập trung ra cách bờ khoảng 400-500m khai thác ruốc. Anh Phan Tý hồ hởi: “Đây chỉ là nghề phụ của dân biển chúng tôi nhưng thu nhập lại cao. Bình thường mỗi ngày cào ruốc, ngư dân kiếm được đôi ba trăm ngàn. Nhưng trong cả tuần này, thu nhập của một người lên đến 2 triệu/ngày.
Cùng chung niềm vui với anh Tý, ngư dân Nguyễn Văn Đại vui vẻ: “Ruốc vào bờ đến đâu các thương lái thu mua hết đến đó. Thuyền của tôi một ngày thu về trên 4 tạ ruốc tươi, giá giao động từ 15.000 đồng đến 17.000 đồng/kg”.
Được mùa ruốc trong những ngày này là niềm vui lớn của người dân vùng biển Quảng Điền bởi lẽ nhờ “lộc biển”, nỗi lo sắm sửa, chi tiêu dịp tết Nguyên đán sẽ nhẹ bớt phần nào.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Chi cục Thú y và các địa phương, từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng tại địa bàn huyện Long Điền (Bà Rịa Vũng Tàu), diện tích nghêu bị chết đã lên đến trên 40ha, gây thiệt hại rất lớn cho người dân.

Những tháng đầu năm 2015, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, xen lẫn những cơn mưa trái mùa làm cho việc quản lý môi trường ao nuôi tôm trở lên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho dịch bệnh trên tôm bùng phát, gây thiệt hại cho người nuôi.

Để kiểm soát tốt dịch bệnh trên nuôi thủy sản, chủ yếu là các vùng nuôi tôm nước mặn, lợ giảm thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, trong vụ tôm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường công tác thú y thủy sản.

Thời gian qua, các ngành chức năng và các địa phương trên toàn tỉnh Quảng Bình đã tích cực khuyến cáo, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học một cách rộng rãi trong nuôi tôm như: EM, Probiotic, Prebiotic... nhằm xử lý môi trường ao nuôi thay thế việc xử lý bằng hóa chất; các loại chế phẩm sinh học bổ sung men đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa giảm hệ số thức ăn, nâng cao sức đề kháng phòng trừ dịch bệnh.

Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.