Trúng Mùa Chuối, Nông Dân Phấn Khởi

Người dân ở các xã miền núi thuộc 2 huyện Tuy An, Sơn Hòa (Phú Yên) phấn khởi vì năm nay chuối được mùa, được giá. Từ loại nông sản đặc trưng trồng ở vùng gò đồi, vườn rẫy này mang lại cho người dân vùng núi một cái tết vui.
Xã An Lĩnh có địa hình gò đồi, nhiều dốc cao phù hợp trồng chuối, hộ nào trồng ít nhất cũng có gần trăm cây chuối; chuối trải một màu xanh từ vườn nhà đến rẫy. Bà Nguyễn Thị Thắm, một người dân ở xã An Lĩnh cho hay: “Tết năm nay bà con vùng này trúng chuối vì được mùa, được giá nên mọi chi tiêu trong gia đình từ cây chuối mà ra”.
Vườn chuối của bà Thắm rộng gần 3 sào, Tết Giáp Ngọ này thu hoạch trên 10 triệu đồng. “Thu nhập từ chuối của gia đình tôi bình thường trong xóm, so với nhiều người trồng 10 sào trở lên, thu từ 30 đến 40 triệu đồng tiền chuối”, bà Thắm nói.
Người dân ở xã An Xuân (Tuy An) chủ yếu trồng chuối bán dịp tết. Năm nay, chuối được mùa, giá bán khá cao, một buồng chuối 10 nải bán được gần 300.000 đồng, cao gấp đôi so với năm ngoái. Ông Nguyễn Lý, một người trồng chuối ở xã An Xuân cho hay:
Đầu tháng Chạp, nhiều thương lái đến từng nhà đặt cọc tiền mua chuối. Gần tết, cảnh mua bán chuối diễn ra tấp nập, xóm làng vui hẳn lên. Đất sản xuất ở đây chủ yếu là đất đá pha sỏi nên người dân tập trung trồng chuối là chính. Năm nay chuối được giá nên bà con ở đây rất vui vì có tiền để mua sắm tết.
Những ngày giáp tết vừa qua, tại chợ Hòa Đa, xã An Mỹ (Tuy An), người mua người bán chuối tấp nập, từng “núi chuối” được các thương lái gom lại chờ xe đến chở. Hầu hết chuối ở đây được thu mua từ xã Sơn Long, Sơn Định (Sơn Hòa). Mỗi ngày tại chợ Hòa Đa có gần 2 tấn chuối.
Bà Trần Thị Thu ở xã Sơn Long cho biết: “Năm nay chuối được giá, không chỉ chuối trái mà cả bắp chuối, lá chuối. Gia đình tôi bán chuối gần 8 triệu đồng, cao gấp đôi năm ngoái. Chuối được giá, bà con sắm sửa tết đầy đủ, nhà nào cũng có quất, mai chưng tết”.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Toàn tỉnh có khoảng 3.250ha chuối, sản lượng ước đạt 13.452 tấn. Cây chuối dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao nên hầu hết các hộ ở nông thôn, nhất là khu vực miền núi đều chọn trồng loại cây này.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích khai thác tiềm năng của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và giúp người dân có định hướng để thoát nghèo bền vững, xã Nam Cường (Chợ Đồn - Bắc Kạn) triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ nuôi dê. Qua gần hai năm thực hiện, Dự án đã có những kết quả khả quan.

Trong những năm gần đây, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần ổn định và nâng cao cuộc sống của người dân.

Tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, Sở vừa có công văn yêu cầu các đơn vị chức năng trong ngành tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh và sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.

Những năm qua, cây thanh long đã ngày một khẳng định giá trị và trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương mang lại hiệu quả cũng như giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để cây thanh long phát triển một cách bền vững, lâu dài thì nhất quyết người trồng thanh long phải hướng đến một nền sản xuất sạch, chất lượng cao và bền vững.

Thời gian vừa qua, nhiều người dân Tây Nguyên đua nhau trồng giống “tiêu lạ” với gốc ghép có nguồn gốc ngoại lai là cây trầu amazon. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh của gốc ghép này chưa được cơ quan chức năng kiểm định.