Trúng Mùa Cá Cơm Cuối Năm

Ngư dân miền biển Cà Mau trúng đậm cá cơm, nhiều nhất là tại thị trấn biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Theo ông Từ Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, ghe biển vào bờ gần một tuần nay, trúng đậm thủy sản, nhiều nhất là cá cơm. Bình quân mỗi ngày các vựa sơ chế cá cơm thu mua hàng trăm tấn cá, mang hấp, phơi khô để xuất khẩu qua Trung Quốc và tiêu thụ nội địa.
Tại vựa sơ chế cá cơm của ông Hai Thành, ngụ khóm 8 thị trấn Sông Đốc, mỗi ngày thu mua trên 50 tấn cá cơm tươi với giá từ 12.000-14.000 đồng/kg. Ông Hai Thành cho biết: "Khoảng 3,5kg cá tươi được một ký cá cơm khô, xuất qua Trung Quốc giá trên dưới 45.000 đồng. Lượng cá quá nhiều nên phải thuê lao động nhiều gần gấp 3 lần so với bình thường để phụ phơi cá".
Hàng trăm lao động tại miền biển Sông Đốc cũng có thêm việc làm thời vụ nhờ phơi cá cơm thuê cho doanh nghiệp, mỗi ngày công từ 100-150 ngàn đồng/người.
Có thể bạn quan tâm

Xét về thị trường, Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất của tôm sú. Tuy nhiên, trong gần 7 tháng đầu năm 2014, thị trường Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ là 3 thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (100 – 298%) so với cùng kỳ năm trước.

Lâm Đồng chưa xảy ra hiện tượng ồ ạt chặt bỏ cây caosu để trồng các loại cây trồng khác như một số tỉnh trong vùng, nhưng rải rác ở những vùng đất canh tác không phù hợp thì hiện tượng này cũng đã bắt đầu xảy ra, hoặc chí ít là người dân bỏ mặc loại cây trồng này cho nắng mưa.

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc. Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường.

Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là chủ trương lớn, được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đây là điểm tựa để ngư dân và các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đóng tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, ông Tể đã cải tạo 4 ô lồng nuôi cá để thả 370 dây hàu, mỗi dây có 20 vỏ hàu, mỗi vỏ 17-20 con hàu giống với hình thức nuôi giàn bè và treo dây trên biển. Sau 10 tháng nuôi, lứa hàu đầu tiên của ông đạt 4-5 con/kg, thu hoạch được 0,8 tấn hàu thương phẩm. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi hơn 40 triệu đồng.