Trúng Mùa Cá Cơm Cuối Năm

Ngư dân miền biển Cà Mau trúng đậm cá cơm, nhiều nhất là tại thị trấn biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Theo ông Từ Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, ghe biển vào bờ gần một tuần nay, trúng đậm thủy sản, nhiều nhất là cá cơm. Bình quân mỗi ngày các vựa sơ chế cá cơm thu mua hàng trăm tấn cá, mang hấp, phơi khô để xuất khẩu qua Trung Quốc và tiêu thụ nội địa.
Tại vựa sơ chế cá cơm của ông Hai Thành, ngụ khóm 8 thị trấn Sông Đốc, mỗi ngày thu mua trên 50 tấn cá cơm tươi với giá từ 12.000-14.000 đồng/kg. Ông Hai Thành cho biết: "Khoảng 3,5kg cá tươi được một ký cá cơm khô, xuất qua Trung Quốc giá trên dưới 45.000 đồng. Lượng cá quá nhiều nên phải thuê lao động nhiều gần gấp 3 lần so với bình thường để phụ phơi cá".
Hàng trăm lao động tại miền biển Sông Đốc cũng có thêm việc làm thời vụ nhờ phơi cá cơm thuê cho doanh nghiệp, mỗi ngày công từ 100-150 ngàn đồng/người.
Có thể bạn quan tâm

Có những tư thương thu mua cả vườn cam có mức sản lượng từ vài chục tấn đến 200 tấn. Qua đó, giúp cho giá cam tại Bắc Quang đầu vụ tăng lên từng ngày. Theo ghi nhận, giá cam ngày 15.1 bán tại gốc ở mức hơn 9.000đ/kg, đến ngày 17.1, giá đã được nâng lên mức từ 10 – 12.500đ/kg.

Được biết, huyện Cai Lậy có 14.200 ha cây ăn trái, trong đó có 10.300 ha vườn chuyên canh. Sầu riêng là cây ăn trái chiếm diện tích lớn của huyện, tập trung tại các xã: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung, Long Tiên, Mỹ Long… Theo tổng hợp từ Văn phòng Huyện ủy Cai Lậy, sầu riêng xử lý cho trái nghịch mùa mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, trên 500 triệu đồng/ha.

Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 về thú y, thủy sản diễn ra sáng nay (20/1) tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổ chức Thú y thế giới (OIE) phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô có nhiều tiềm năng lớn trong việc nuôi tôm chân trắng. Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc cho phép nuôi tôm chân trắng ở khu vực này. Đây là cơ hội thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông là phương thức chăn nuôi mới, cho giá trị và hiệu quả kinh tế cao được xã Vũ Ðoài (Vũ Thư - Thái Bình) chú trọng phát triển từ năm 2012. Vũ Ðoài có sông Hồng chảy qua, với đặc tính nước ngọt, lợ rất phù hợp và thuận lợi cho việc nuôi cá lồng, chủ yếu là giống cá diêu hồng, cá lăng và cá chép V1.