Trứng Gà Tân An (Quảng Ninh)

Chị Phạm Thị Nguyệt Dung, chủ một trang trại nuôi gà đẻ trứng ở phường Tân An (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết, từ ngày sản phẩm trứng gà Tân An được xây dựng thương hiệu, trang trại của gia đình chị được nhiều người biết đến hơn.
Bên cạnh thị trường truyền thống trong tỉnh, Hải Phòng, Hà Nội, sản phẩm trứng gà Tân An của gia đình chị đã có mặt tại Siêu thị Big C Hạ Long với mức tiêu thụ 48.000 quả trong 1 tháng kể từ khi Big C Hạ Long đi vào hoạt động đến nay...
Quy trình khép kín
Theo giới thiệu của một cán bộ Sở KH&CN thì Phạm Thị Nguyệt Dung (SN 1978) là chủ một trang trại nuôi gà đẻ trứng lớn nhất trong tỉnh hiện nay. Chị Dung kể: “Tôi từ Hà Nội xuống đây lập trang trại đến nay cũng được 5 năm. Trước còn đi đi, về về, giờ thì “bốc” cả chồng, con xuống đây học hành và chăn gà…”.
Trang trại của gia đình chị có diện tích gần 5ha với quy mô nuôi 6 vạn con; trong đó, 4 vạn con gà đẻ trứng và 2 vạn con gà hậu bị. Số gà đẻ được nuôi trong 8 dãy chuồng lồng kín (1.000m2/chuồng).
Chị Dung cho biết: “Đây là giống gà chuyên trứng ISA Brown nên có hình dáng đặc trưng của trứng gà lông màu: Vỏ màu nâu nhạt, khối lượng trứng lớn, khoảng 60-62gr/quả, lòng đỏ. Tỷ lệ đẻ đạt trên 90%, sản lượng cung cấp cho thị trường khoảng 36-38 nghìn quả trứng/ngày”.
Không giống với những trang trại chăn nuôi gà nhỏ lẻ, quy trình nuôi gà đẻ ở Tân An được thực hiện theo vòng tròn khép kín. Để đảm bảo chất lượng gà đẻ, chất lượng trứng và phòng chống dịch bệnh, chị Dung nhập giống gà từ Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam (tỉnh Vĩnh Phúc) từ khi gà mới được 1 ngày tuổi.
Sau đó, số gà con này được nuôi úm ở một khu chuồng riêng biệt cho đến khi được 17 tuần tuổi thì chuyển đến khu chuồng nuôi gà đẻ. Trong thời gian nuôi úm, số gà hậu bị này đều được tiêm vacxin. Ngoài ra, chị Dung cũng rất cẩn trọng trong xử lý môi trường chăn nuôi. Tại các khu chuồng nuôi chị đều tiến hành phun khử trùng, rắc vôi bột đều đặn, bổ sung vi sinh vật trong chất độn chuồng…
Bên cạnh đó, trang trại của chị còn tự sản xuất thức ăn cho gà theo quy trình chuyển giao của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội bằng các nguồn nguyên liệu nhập từ các cơ sở sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng chất phụ gia, nhất là không trộn lẫn kháng sinh trong quá trình sản xuất thức ăn cho gà.
Sản phẩm sạch, an toàn
Để đảm đương hết các khâu từ chăn, úm đàn gà hậu bị đến đàn gà đẻ, thu nhặt trứng, đóng gói bao bì, vận chuyển đến các đầu mối tiêu thụ, chị Dung phải thuê 16 nhân công.
Sản phẩm trứng gà Tân An của trang trại gia đình chị Dung có màu vàng nâu nhạt, quả to, đều, nhiều lòng đỏ, không có mùi tanh như một số loại trứng gà khác.
Khối lượng đóng gói bao bì cho loại sản phẩm 10 quả/hộp thường từ 62-64 gam. Chị Dung cho biết: “Trước kia, thị trường tiêu thụ sản phẩm trứng gà của gia đình chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng. Mới đây, chúng tôi đã đưa được sản phẩm vào Siêu thị Big C Hạ Long. Hiện gia đình đang xúc tiến các thủ tục phân tích mẫu mã, chất lượng trứng để đưa vào Siêu thị Metro”.
Để đưa được sản phẩm vào hệ thống Siêu thị Big C, chị Dung đã phải gửi mẫu trứng đi phân tích ở 2 cơ sở là Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y T.Ư và Viện Khoa học sự sống (Đại học Thái Nguyên). Kết quả phân tích đều cho thấy, sản phẩm đảm bảo chất lượng cả về dinh dưỡng lẫn vệ sinh an toàn thực phẩm (phản ứng H2S-âm tính; NH3
Lúc chúng tôi đến trang trại, công nhân mới bắt đầu thu nhặt trứng. Vậy mà khi câu chuyện giữa chúng tôi và chị Dung kết thúc thì toàn bộ số trứng (khoảng 36.000 quả) đã được vận chuyển đi tiêu thụ hết.
Chị Dung chia sẻ: “Trứng ở đây được tiêu thụ trong ngày. Sau khi thu nhặt, đóng gói xong là cho người vận chuyển đến các đầu mối tiêu thụ luôn để đảm bảo trứng được tươi, ngon.
Số gà đẻ chỉ khai thác trong vòng một năm là thay thế bằng đàn gà hậu bị, nên chất lượng trứng luôn đảm bảo. Hiện chúng tôi hướng mạnh hơn nữa vào thị trường trong tỉnh, nhất là hệ thống các nhà hàng, khách sạn, với mong muốn sản phẩm sạch trước tiên phải phục vụ người dân trong tỉnh, phục vụ mục tiêu phát triển của tỉnh”.
Trước khi chia tay chúng tôi, chị Dung đề xuất: “Nhà báo có thể đăng số điện thoại của tôi (0936.313.356) bên dưới bài báo về sản phẩm trứng gà Tân An được không?
Người tiêu dùng muốn dùng sản phẩm sạch, an toàn phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực hư quy mô của cơ sở sản xuất. Tôi muốn công khai số điện thoại cũng chính là cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng”.
Có thể bạn quan tâm

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) mục đích chính là đổi mới diện mạo nông thôn và nâng cao thu nhập, mức sống cho nông dân và chính họ là chủ thể của chương trình này. Tuy nhiên, không ít vùng quê gặp nhiều khó khăn trong đóng góp xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là góp công sức làm các công trình dân sinh, do nhiều thanh niên đã rời làng đi làm ăn xa…

Phong trào cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng đang được đẩy mạnh ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị đất sản xuất.

Còn vài ngày nữa thì nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ bước vào thu hoạch mía chính vụ của niên vụ 2015-2016 (theo lịch của UBND tỉnh). Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tế trong vụ mía năm nay, các nhà máy đường khu vực ĐBSCL dự đoán, nhiều khả năng sẽ “đói” mía nguyên liệu trong quá trình sản xuất.

Các nhà máy đường ở ĐBSCL đang bước vào niên vụ mía 2015-2016. Tuy nhiên, trước giờ “nổ máy” đã xuất hiện những bất nhất ngay trong nội bộ các nhà máy. Những dấu hiệu tranh luận về chữ đường, thời gian vào vụ cho thấy sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt trong vụ sản xuất này khi diện tích mía trong vùng sụt giảm ở mức độ báo động!

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.